Bản tin Thủy sản ngày 1 tháng 11 năm 2023

Việt Nam phải nhập khẩu 90% giống tôm hùm bông, 100% giống tôm hùm xanh; Xuất khẩu cá ngừ sang Canada đảo chiều tăng trong tháng 9; Giá cá chẽm luôn ở mức cao; Hầm biogas hạn chế ô nhiễm, mầm bệnh trong chăn nuôi và nuôi thủy sản.

Quỳnh Anh  | 17:00 01/11/2023

Bản tin Thủy sản ngày 1 tháng 11 năm 2023

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 1 tháng 11 năm 2023

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Việt Nam phải nhập khẩu 90% giống tôm hùm bông, 100% giống tôm hùm xanh

Thưa quý vị và bà con, từ lâu, tôm hùm là đối tượng nuôi có giá trị cao, mang lại thu nhập lớn cho người dân các tỉnhNam Trung bộ nước ta. Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, giai đoạn hiện nay, tôm hùm mới được nuôi tập trung tại 3 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận, chiếm trên 95% diện tích và sản lượng. Hiện nay, nhu cầu giống tôm hùm mỗi năm của Việt Nam khoảng 80-90 triệu con, trong khi đó nguồn giống khai thác từ tự nhiên chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nuôi tôm hùm bông, còn 90% giống tôm hùm bông và 100% giống tôm hùm xanh phải nhập khẩu.

  • Xuất khẩu cá ngừ sang Canada đảo chiều tăng trong tháng 9

Trên thị trường xuất khẩu, theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Canada trong tháng 9 đã đảo chiều tăng 44% so với cùng kỳ, đạt hơn 3 triệu USD, cắt đà giảm 8 tháng liên tiếp. Báo cáo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cho thấy, sau một thời gian tăng trưởng cao liên tục trong năm 2022, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Canada "ngấm đòn" lạm phát, tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng, đơn hàng bị hạn chế, khiến kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này liên tục sụt giảm liên tục từ đầu năm 2023. Vì vậy, dù tăng trưởng tốt trong tháng 9 nhưng tính lũy kế 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩi cá ngừ sang thị trường này đạt gần 23 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ.

  • Nam Định cung cấp ra thị trường hơn 45.000 tấn ngao/năm

Quay lại với các hoạt động nôi trồng thủy sản trong nước, thưa quý vị, Bắt đầu hình thành tự phát bằng giống bản địa vào năm 1992, nghề nuôi ngao ở Nam Định thực sự phát triển mạnh từ năm 2010 và đến nay đã trở thành đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động tại địa phương. Bà Tống Thị Lương, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy sản Nam Định cho biết, tổng diện tích nuôi ngao của Nam Định hiện đạt khoảng 2.300 ha, sản lượng cung cấp ra thị trường hơn 45.000 tấn/năm. Đặc biệt, năm 2020  “Vùng nuôi Liên kết Lenger Farm” quy mô 500 ha ở xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng đã được cấp chứng nhận nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC đầu tiên tại Việt Nam - một chứng nhận quốc tế về nuôi trồng bền vững, an toàn thực phẩm và có trách nhiệm xã hội.

  • Giá cá chẽm luôn ở mức cao

Còn tại vùng ĐBSCL, trái ngược với tình cảnh khó khăn về giá tiêu thụ của tôm thẻ thì xuyên suốt từ đầu năm đến nay, con cá chẽm luôn giữ được mức giá khá cao, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho người dân tại các vùng nuôi của tỉnh Sóc Trăng. Theo người dân nơi đay, giá cá chẽm những tháng đầu năm rất cao, có thời điểm lên đến 90.000 đồng/kg và kéo dài hơn 1 tháng, còn bình quân cũng được khoảng 80.000 đồng/kg, tính ra mỗi kg cá chẽm có lãi từ 10.000 - 20.000 đồng, nên năm nay người nuôi cá chẽm đều có lợi nhuận cao hơn so với người nuôi tôm thẻ.

  • Hầm biogas hạn chế ô nhiễm, mầm bệnh trong chăn nuôi và nuôi thủy sản

Về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác và nuôi trồng thủy sản, thực hiện Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, tỉnh Trà Vinh đã triển khai được trên 13.000 hầm biogas và ứng dụng rộng rãi vào xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng như các ao nuôi thủy sản. Ứng dụng hầm biogas trong xử lý nguồn chất thải đã mang lại hiệu quả tích cực cho người sản xuất. Đặc biệt, qua hệ thống xử lý biogas, cơ bản người sản xuất đã chủ động khắc phục, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường và xử lý tốt các nguồn lây lan mầm bệnh từ quá trình đưa các chất thải ra môi trường... Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phấn đấu giai đoạn từ 2022 - 2026, sẽ vẫn động người dân tập trung xây dựng, lắp đặt và vận hành 4.000 công trình khí sinh học trên địa bàn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 1 tháng 11 năm 2023

Việt Nam phải nhập khẩu 90% giống tôm hùm bông, 100% giống tôm hùm xanh; Xuất khẩu cá ngừ sang Canada đảo chiều tăng trong tháng 9; Giá cá chẽm luôn ở mức cao; Hầm biogas hạn chế ô nhiễm, mầm bệnh trong chăn nuôi và nuôi thủy sản.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời sự

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời tiết nông vụ ngày 21/11/2024: Miền Trung mưa lớn kéo dài, đề phòng ngập lụt
Thời sự

Từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 250mm, có nơi cao hơn 350mm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/11/2024: Miền Trung mưa lớn kéo dài, đề phòng ngập lụt