Bản tin Thủy sản ngày 21/12/2023: Việt Nam cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc

Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc; Thử nghiệm nuôi cua cà ra thương phẩm tại Thái Bình; Nam Định có điều kiện phù hợp để nuôi rạm thương phẩm.

Quỳnh Anh  | 14:10 21/12/2023

Bản tin Thủy sản ngày 21/12/2023: Việt Nam cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 21/12/2023: Việt Nam cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc

Mở đầu là thông tin về thị trường xuất khẩu, thưa quý vị, Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế, trong 10 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu tôm các loại của Hàn Quốc đạt trên 640 triệu USD, giảm gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao khiến nhu cầu nhập khẩu tôm các loại của Hàn Quốc năm 2023 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù xuất khẩu tôm các loại sang Hàn Quốc giảm, nhưng Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này với tỷ trọng chiếm hơn 46% trong 10 tháng năm nay, tăng so với mức 45% trong 10 tháng năm 2022.

  • Thử nghiệm nuôi cua cà ra thương phẩm tại Thái Bình

Đối với hoạt động phát triển các loài thủy sản mới có giá trị kinh tế cao, Trung tâm Phát triển nghề cá Vịnh Bắc bộ thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình vừa tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học “Khảo sát vùng phân bố và thử nghiệm nuôi cua cà ra thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái tại Thái Bình. Đề tài được triển khai từ năm 2021, sau thời gian triển khai, kết quả đã xác định được các khu vực có tiềm năng nuôi cua cà ra ở Thái Bình nằm rải rác ở hầu khắp các huyện. Về nuôi thử nghiệm, các nhà khoa học lựa chọn xã Hồng Tiến, huyện Tiền Hải để nuôi, kết quả cho thấy, các ao nuôi có tỷ lệ sống trên 63%, lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng/ha.

  • Nam Định có điều kiện phù hợp để nuôi rạm thương phẩm

Còn tại tỉnh Nam Định, địa phương có diện tích đấtnuôi trồng thủy sản lớn với hơn 17.000ha, 72km bờ biển và có hệ sinh thái bãi bồi ven biển đa dạng, phong phú. Đây là điều kiện tự nhiên lý tưởng để phát triển nuôi rạm thương phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Hải sản đã giới thiệu quy trình nuôi rạm thương phẩm từ con giống nhân tạo để người dân Nam Định tiếp cận và áp dụng. Hiện tại, Viện đã có quy trình nuôi rạm từ con giống nhân tạo với tỷ lệ sống đạt từ 65-70%, năng suất đạt rất cao từ 2,5-3 tấn/ha. Để nuôi rạm được theo quy trình này, người dân cần tuân thủ đúng các bước theo hướng dẫn của chuyên gia như: nguồn nước, ao nuôi, con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh,…

  • Nâng cao giá trị sản phẩm ốc nhồi

Với đặc tính dễ nuôi, chi phí thấp, phù hợp với đồng đất sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả, mô hình nuôi ốc nhồi đang được nhân rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ sản xuất hộ nhỏ lẻ, các địa phương đã khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư xây dựng thêm ao nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, thành lập tổ hợp tác, liên kết sản xuất bảo đảm đầu ra. Tại huyện Quảng Xương, thấy tiềm năng của mô hình, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch “Mô hình phát triển sản xuất nuôi, chế biến ốc nhồi thương phẩm năm 2022” . Hiện nay, một số sản phẩm như ốc nhồi ống nứa, ốc nhồi tách vỏ... là những sản phẩm được chế biến từ ốc nhồi thương phẩm của địa phương đã được cấp chứng nhận nguồn gốc, tem, mã vạch truy xuất nguồn gốc.

  • Nghệ An phát triển nuôi thủy sản trên hồ chứa

Còn với lĩnh vực phát triển thủy sản trên hồ chứa, hiện trên các hồ chứa của tỉnh Nghệ An có 2 hình thức nuôi thủy sản là nuôi trong lồng bè và nuôi thả trực tiếp. Theo đó, toàn tỉnh có gần 2.000 lồng bè, trong đó khoảng 700 lồng tại vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ và 1.000 lồng nuôi ở thủy điện Hủa Na và một số hồ thủy điện khác, sản lượng năm 2022 là 18.000 tấn, tăng so với đầu nhiệm kỳ là 4.200 tấn. Ngoài các giống bản địa, gần đây bà con còn nuôi nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá leo, trắm đen… địa phương cũng đang phấn đấu thử nghiệm nuôi thêm cá tầm, cá ghé và sử dụng công nghệ mới HDPE thay thế cho lồng tự phát bằng tre nứa. Đối với hình thức nuôi thả trực tiếp tại các hồ chứa, người dân nuôi thả bán thâm canh trên diện tích dưới 50 ha, có quản lý, giám sát quy trình nuôi.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 21/12/2023: Việt Nam cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc

Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc; Thử nghiệm nuôi cua cà ra thương phẩm tại Thái Bình; Nam Định có điều kiện phù hợp để nuôi rạm thương phẩm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng