Việt Nam – Pháp chú trọng hợp tác bảo vệ đa dạng sinh học
Việt Nam – Pháp chú trọng hợp tác bảo vệ đa dạng sinh học; Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giảm hơn 5.000 hộ; Đầu tư thủy lợi phục vụ nông nghiệp.
Quỳnh Anh | 10:17 21/12/2023
Việt Nam – Pháp chú trọng hợp tác bảo vệ đa dạng sinh học
- Việt Nam – Pháp chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học
Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam - Olivier Brochet. Tại đây, Bộ trưởng đề nghị Pháp thông qua các tổ chức, chương trình, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy hợp tác nông nghiệp sinh thái. Đặc biệt, chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học, trao đổi thông tin và hợp tác khoa học kỹ thuật về các vấn đề an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, phục hồi các công trình trước đây của Pháp tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam – Pháp và đưa ra những định hướng hợp tác trong thời gian tới.
- Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giảm trên 5.000 hộ
Hiện nay, quy mô phát triển về tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn, không đạt các chỉ tiêu được giao. Trong đó, đối với đàn lợn chỉ đạt 80% so với kế hoạch. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh, khu vực chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, không kiểm soát được an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và chi phí sản xuất nên hiệu quả chăn nuôi không cao. Nhiều hộ thua lỗ nên người chăn nuôi đã hạn chế tăng đàn hoặc dừng hẳn không nuôi. Số lượng hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh giảm trên 5.000 hộ trong năm nay. Bên cạnh đó, các dự án chăn nuôi triển khai chậm, chưa đi vào sản xuất. Các doanh nghiệp chăn nuôi sản xuất cầm chừng, do giá sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài.
- Quy định mật độ thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị
Với định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp đặc thù điều kiện kinh tế, xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái, giúp người chăn nuôi yên tâm đầu tư bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quy định về mật độ chăn nuôi đến năm 2030. Căn cứ chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh, công nghệ chăn nuôi và môi trường sinh thái, quy định mật độ chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 là không quá 1 đơn vị nuôi/ha đất nông nghiệp. Việc thực hiện mật độ chăn nuôi theo đúng quy định, phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn xa khu dân cư sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, từng cải thiện quy mô và nâng cao chất lượng, giá trị, sản phẩm chăn nuôi.
-
Hải Phòng phát triển mạnh mô hình nuôi gà gia công
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng, những năm qua, sản xuất chăn nuôi gà của địa phương này có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi tập trung phát triển kinh tế trang trại, tạo thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm. Đáng lưu ý, hiện tại các mô hình sản xuất nhỏ lẻ, tự phát được hạn chế, thay vào đó là các trang trại chăn nuôiquy mô theo hướng gia công hoặc liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm với doanh nghiệp. Hiện địa phương này có 274 trang trại nuôi gà theo hướng gia công, liên kết với tổng cộng hơn 6 triệu con gà.
-
Đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An đã chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi nhằm tăng khả năng tích trữ nước, duy trì hoạt động sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời, giữ vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, thủy lợi cũng là một trong các tiêu chí hàng đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Sở NN-PTNT Long An thông tin, từ năm 2021-2023, toàn tỉnh đã huy động trên 100.000 tỉ đồng để đầu tư kết cấu hạ tầng cho các địa phương đạt chuẩn tiêu chí về thủy lợi và phòng, chống thiên tai theo lộ trình.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, hiện nay, Nông nghiệp đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn nước ta, chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỷ trọng gần 12% GDP. Từ một nước kém phát triển về nông nghiệp, phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số đó, lúa gạo là một ngành hàng chủ lực của Việt Nam, góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực và thời gian qua đã ghi nhận những con số tăng trưởng tích cực. Thế nhưng, ngành hàng lúa gạo Việt Nam vẫn đang trên hành trình hướng tới phát triển bền vững và còn gặp nhiều thách thức lớn. Ông Cao Đức Phát, Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI chia sẻ về nội dung này:
Băng:
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 21/12/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự Hội nghị ngoại giao kinh tế. [Dự kiến] - Trao đổi Công việc với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản. Sau đó, xử lý công việc thường xuyên.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Cục Thủy sản. Sau đó, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Cục Thú y.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với GIZ. Sau đó, Làm việc với Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Họp Ban Thường vụ đảng tháng 12/2023. Dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của Cục Thủy lợi. Sau đó, dự Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị dự Diễn tập Phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia. Dự họp theo lịch của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng Trung du Miền núi phía Bắc. Sau đó, Ký MOU hợp tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp với Bộ Nông lâm nghiệp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Họp Ban Thường vụ đảng tháng 12/2023. Nghe báo cáo về giao biên chế công chức năm 2024. Sau đó, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Cục Bảo vệ thực vật.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Việt Nam – Pháp chú trọng hợp tác bảo vệ đa dạng sinh học
Việt Nam – Pháp chú trọng hợp tác bảo vệ đa dạng sinh học; Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giảm hơn 5.000 hộ; Đầu tư thủy lợi phục vụ nông nghiệp.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.