Bản tin Thủy sản ngày 22/11/2023: Phát hiện 4 loài mới cho danh mục rong biển

Phát hiện 4 loài mới cho danh mục rong biển Việt Nam; Hà Tĩnh phấn đấu khai thác 17.500 tấn thủy sản vụ cá Bắc; Vùng biển bãi ngang nỗ lực thoát nghèo; Ngành tôm chi phối đời sống trên 50% dân số Cà Mau; Diện tích nuôi tôm công nghiệp tại Kiên Giang phát triển chậm.

Quỳnh Anh  | 14:00 22/11/2023

Bản tin Thủy sản ngày 22/11/2023: Phát hiện 4 loài mới cho danh mục rong biển

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 22/11/2023: Phát hiện 4 loài mới cho danh mục rong biển

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Phát hiện 4 loài mới cho danh mục rong biển Việt Nam

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, các nhà khoa học thuộcViện Nghiên cứu Hải sản, Viện Tài nguyên & Môi trường biển và Trường Đại học Nha Trangđã nghiên cứu về đa dạng loài và phân bố nguồn lợi rong biển ven 10 đảo tiền tiêu đại diện cho các kiểu sinh thái từ Bắc vào Nam ở biển Việt Nam. Kết quả, quá trình nghiên cứu đã ghi nhận được 375 loài rong biển thuộc 62 họ, 26 bộ của 4 ngành rong. Bước đầu phát hiện bổ sung 4 loài rong biển mới cho danh mục rong biển Việt Nam. Các đảo tiền tiêu khu vực biển miền Trung có thành phần loài rong biển đa dạng hơn so với khu vực miền Bắc và miền Nam, sự đa dạng này có liên quan mật thiết đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường tại từng đảo.

  • Hà Tĩnh phấn đấu khai thác 17.500 tấn thủy sản vụ cá Bắc

Đối với hoạt động khai thác trên biển, thưa quý vị, tại tỉnh Hà Tĩnh, vụ cá Bắc diễn ra từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau. Theo kinh nghiệm của ngư dân, nguồn lợi xuất hiện ở vụ này chủ yếu là các loài như: cá cơm, nhuyễn thể, cá nục, cá đù, cá đục, tôm, ruốc... Các loài cá nổi xuất hiện mật độ cao, tạo động lực cho ngư dân vươn khơi. Thời điểm này, ngành chuyên môn Hà Tĩnh đang  tiếp tục bám sát cơ sở, thường xuyên theo dõi diễn biến ngư trường, tình hình thời tiết, khí hậu... để tham mưu, chỉ đạo các địa phương hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác đạt kết quả tốt. Theo Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh, trong vụ cá Bắc này, các địa phương đặt mục tiêu khai thác khoảng 17.500 tấn thủy sản, ước trị giá 900 tỷ đồng.

  • Vùng biển bãi ngang nỗ lực thoát nghèo

Có thể nói, khai thác nguồn lợi thủy sản từ lâu đã trở thành sinh kế cho bà con nhiều địa phương vươn lên thoát nghèo. Là vùng biển bãi ngang nên xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế - xã hội. Để từng bước nâng cao hiệu quả khai thác biển, thời gian qua xã Ngư Thủy đã vận động bà con ngư dân lồng ghép các nguồn vốn vay để nâng cấp thuyền, ghe, mua sắm ngư lưới cụ phù hợp với ngành nghề. Đến nay, toàn xã có gần 700 phương tiện thuyền ghe đánh bắt trên vùng lộng. Sản lượng khai thác biển đều tăng qua hàng năm với trên 1.000 tấn hải sản các loại. Không những vậy, hiện bà con Ngư Thủy cũng đã chuyển hướng sang khai thác cá tạp để phục vụ cho việc nuôi cá lóc trên cát, hoặc chuyển sang khai thác các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, hiệu quả khai thác biển ngày càng cao. Đến nay, phong trào nuôi cá lóc trên cát đã phát triển khá mạnh ở xã vùng biển này, toàn xã có gần 400 hộ nuôi cá. Sản lượng hàng năm khoảng 1.100 tấn cá thương phẩm, doanh thu trên 50 tỷ đồng.

  • Ngành tôm chi phối đời sống trên 50% dân số Cà Mau

Tương tự tại tỉnh Cà Mau, địa phương này hiện có trên 300.000ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích tôm nuôi nước lợ là 280.000ha và có nhiều diện tích được cấp các chứng nhận như ASC, B.A.P, GlobalGAP EU, Naturland. Trải dọc các huyện, thành phố trong tỉnh có đến 32 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu, cùng thiết bị, công nghệ hiện đại so với khu vực và thế giới, công suất trên 250.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Từ đây, con tôm Cà Mau đã có mặt tại trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, ngành tôm được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm 49% so với tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau. Đặc biệt, ngành tôm chi phối đến đời sống của trên 50% dân số của tỉnh, tương đương khoảng 600.000 người. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của trên 350.000 lao động.

  • Diện tích nuôi tôm công nghiệp tại Kiên Giang phát triển chậm

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang có nhiều thành tựu trong việc ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiến vào khai thác, nuôi trồng. Tuy nhiên tại Kiên Giang, lĩnh vực này lại đang phát triển khá chậm. Hội Thủy sản tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2023, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh ước đạt trên 136.000ha, sản lượng thu hoạch khoảng 121.000 tấn. Là tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn, đứng thứ 2 trên toàn quốc, nhưng diện tích nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp tại tỉnh Kiên Giang lại phát triển chậm, xếp thứ 7 trong các tỉnh ĐBSCL. Toàn tỉnh có 10 doanh nghiệp nuôi tôm công nghiệp, nhưng từ đầu năm đến nay mới chỉ thả nuôi được 464/755 ha theo kế hoạch.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 22/11/2023: Phát hiện 4 loài mới cho danh mục rong biển

Phát hiện 4 loài mới cho danh mục rong biển Việt Nam; Hà Tĩnh phấn đấu khai thác 17.500 tấn thủy sản vụ cá Bắc; Vùng biển bãi ngang nỗ lực thoát nghèo; Ngành tôm chi phối đời sống trên 50% dân số Cà Mau; Diện tích nuôi tôm công nghiệp tại Kiên Giang phát triển chậm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ