Bản tin Thủy sản ngày 23/1/2024: Xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu tôm hùm bông

Xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu cá tầm, tôm hùm bông; Nhiều tiềm năng nhưng thủy sản hồ chứa tại Điện Biên còn gặp khó.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 23/1/2024: Xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu tôm hùm bông

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 23/1/2024: Xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu tôm hùm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu cá tầm, tôm hùm bông

Thưa quý vị và bà con, theo báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan của Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường về kết quả Đoàn công tác của Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm việc tại Trung Quốc mới đây, hai bên thống nhất phối hợp xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu cá tầm, tôm hùm bông theo cơ chế đặc biệt và sẽ đưa vào Nghị định thư giữa hai nước. Trong khi chờ đợi ký Nghị định thư, phía Trung Quốc sẽ xem xét, tạo cơ chế đặc biệt để các cơ sở đăng ký xuất khẩu. Cùng với đó, đưa mặt hàng sứa muối vào Nghị định thư về xuất khẩu thủy sản khai thác tự nhiên cho Việt Nam.

  • Xuất khẩu tôm năm nay sẽ có nhiều khả quan

Cũng liên quan tới hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu thủy sản của nước ta sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Doanh số toàn ngành có thể đạt mức 9,5 - 10 tỷ USD. Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD. VASEP dự báo tình hình xuất khẩu tôm năm nay sẽ có nhiều khả quan. Nguồn cung tôm toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ổn định, đặc biệt tôm từ Ecuador, tuy nhiên sản xuất tôm của Ecuador cũng có sự giảm nhẹ trong 2024. Xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ 10 - 15% vào năm nay. Nhu cầu được dự báo hồi phục trở lại kể từ 6 tháng cuối năm, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm. Đây là cơ hội cho giá tôm tăng trở lại.

  • Xử lý nghiêm tình trạng sử dụng xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản

Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, UBND tỉnh Long An vừa ban hành văn bản về việc ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản. Văn bản nên rõ, trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí phản ánh vẫn còn tình trạng người dân trên địa bàn tỉnh Long An sử dụng xung điện để khai thác thủy sản, làm ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi thủy sản cũng như tính mạng của con người trong hoạt động này. Để chấn chỉnh, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến việc sử dụng xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản, UBND tỉnh Long An yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện nghiêm các nội dung liên quan chặn tình trạng sử dụng xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.

  • Nhiều tiềm năng nhưng thủy sản hồ chứa tại Điện Biên còn gặp khó

Về hoạt động phát triển thủy sản tại các địa phương, theo Sở NN-PTNT tỉnh Điện Biên, địa phương có nhiều lợi thế phát triển thủy sản hồ chứa. Đó là diện tích các hồ chứa khá lớn, nguồn nước sạch, ít bị tác động bởi nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, hóa chất... Đặc biệt, năm 2022, tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi, thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là căn cứ để các cơ quan, đơn vị, địa phương định hướng phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản hiệu quả. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thủy sản hồ chứa trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn. Đến nay, mới chỉ có 9 hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã được cấp phép hoạt động nuôi trồng thủy sản tại 9 hồ thủy lợi, với tổng diện tích cấp phép loại hình nuôi thả tự nhiên là gần 463ha và 7,6ha nuôi lồng bè.

  • Tận dụng lợi thế mùa nước lũ phát triển nuôi thủy sản trên đồng ruộng

Còn tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, năm 2023, lĩnh vực thủy sản tiềm năng của huyện tiếp tục phát triển ổn định... Năm 2024, Hồng Ngự định hướng tận dụng lợi thế mùa nước lũ để phát triển các mô hình nuôi cá lăng, cá lóc... trên đồng ruộng nhằm chủ động cung cấp nguồn thực phẩm, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục phát triển nuôi đối tượng thủy sản cá tra và các loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Với những lợi thế đó, năm 2024, huyện phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản là 660ha, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đạt 60.800 tấn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 23/1/2024: Xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu tôm hùm bông

Xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu cá tầm, tôm hùm bông; Nhiều tiềm năng nhưng thủy sản hồ chứa tại Điện Biên còn gặp khó.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt