Bản tin Thủy sản ngày 23/11/2023: Siết chặt hoạt động ương dưỡng giống thủy sản

Siết chặt hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Kiên Giang với chiến lược phát triển song hành kinh tế biển; Người nuôi cá tra lỗ vẫn phải bán chịu cho doanh nghiệp; Vẫn còn tình trạng nuôi thủy sản trái phép; Thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì tôm nuôi nhiễm bệnh.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 23/11/2023: Siết chặt hoạt động ương dưỡng giống thủy sản

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 23/11/2023: Siết chặt hoạt động ương dưỡng giống thủy sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Siết chặt hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

Thưa quý vị và bà con, để phục vụ nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản, hiện cả nước có trên 760 cơ sở sản xuất, cung ứng thức ăn, trong đó có 645 cơ sở trong nước và gần 120 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, có 8.100 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, hiện vẫn còn nhiều cơ sở chưa được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống. Điều này khiến người dân không nắm được những cơ sở giống nào uy tín, chất lượng. Để không xảy ra thực trạng buông lỏng quản lý, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản, năm 2024, Cục Thủy sản sẽ tăng cường thanh tra và siết chặt hoạt động sản xuất, cung ứng thức ăn, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm với sản phẩm.

  • Kiên Giang với chiến lược phát triển song hành kinh tế biển

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển kinh tế biển, tại buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán Na Uy mới đây, ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định, tỉnh có diện tích ngư trường rộng lớn và nhiều loài thủy hải sản có giá trị cao, Kiên Giang xác định kinh tế biển sẽ là hướng phát triển chủ lực. Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi biển truyền thống của ngư dân Kiên Giang công nghệ lạc hậu, chủ yếu là lồng nuôi tự chế, khả năng chống chịu kém. Vì vậy, Kiên Giang mong muốn Na Uy hỗ trợ phát triển nghề nuôi biển, với những dự án thiết thực. Trước mắt có thể là hỗ trợ về nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xác định vùng nuôi biển, đối tượng nuôi phù hợp để đầu tư. Chiến lược của Kiên Giang là phát triển song hành, vừa phát triển nuôi biển vừa phát triển du lịch. Tức là phải ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển nuôi biển nhưng không làm ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường du lịch biển.

  • Người nuôi cá tra lỗ vẫn phải bán chịu cho doanh nghiệp

Về thị trường thủy sản, thời điểm này, nhiều người nuôi cá tra tạiĐBSCL đang thua lỗ nặng do giá cá bán ra thấp hơn giá thành khoảng 2.000 đồng/kg, một số nơi có mức chênh lệch cao hơn. Thậm chí, người nuôi bán cá nhưng phải cho doanh nghiệp nợ, vì càng để cá lại nuôi sẽ càng thêm thua lỗ. Dù các thị trường xuất khẩu cá tra đang có dấu hiệu phục hồi trở lại kể từ tháng 9, với đơn hàng tăng mạnh do đang bước vào mùa lễ hội cuối năm, nhu cầu tiêu thụ cá tại nhiều nước tăng trở lại. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, giá cá tra xuất khẩu vẫn đang ở mức thấp, sản lượng mua hàng chưa nhiều như kỳ vọng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp cũng chưa vội mua cá để bán do giá xuất khẩu không cao.

  • Vẫn còn tình trạng nuôi thủy sản trái phép

Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, từ đầu năm nay, tỉnh Quảng Ninh đã đồng loạt ra quân tại các địa phương ven biển từ TX Quảng Yên đến TP Móng Cái, nhằm xử lý, xử phạt, tháo dỡ các trường hợp nuôi trồng thủy sản trái phép. Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương đã cơ bản xử lý xong các trường hợp nuôi trồng thủy sản trái phép, vẫn còn tồn tại những hộ nuôi không chấp hành theo quy định. Tại khu vực tây nam đảo Tuần Châu và khu vực giáp ranh giữa TP Hạ Long và TX Quảng Yên nằm trên vịnh Hạ Long, qua kiểm tra cho thấy, có 56 trường hợp nuôi trồng thủy sản trái phép ngoài vùng quy hoạch với tổng diện tích khoảng 212ha. Nhiều hộ trong số này hiện sử dụng phao xốp, bè tre để nuôi trồng thủy sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường, an toàn giao thông luồng lạch.

  • Thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì tôm nuôi nhiễm bệnh

Còn tại Thừa Thiên Huế, hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương này cũng đang gặp nhiều khó khăn khi từ đầu năm đến nay, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biễn phức tạp làm dịch bệnh trên tôm phát sinh, lây lan gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Thống kê cho thấy, diện tích ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh bị bệnh là 44ha, trong đó, 16ha ao nuôi bị bệnh đốm trắng và 28ha ao nuôi do tác động điều kiện môi trường. Diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh tập trung chủ yếu tại các huyện trọng điểm về nuôi tôm như Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang...

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 23/11/2023: Siết chặt hoạt động ương dưỡng giống thủy sản

Siết chặt hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Kiên Giang với chiến lược phát triển song hành kinh tế biển; Người nuôi cá tra lỗ vẫn phải bán chịu cho doanh nghiệp; Vẫn còn tình trạng nuôi thủy sản trái phép; Thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì tôm nuôi nhiễm bệnh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 29/4/2024: Nóng như rang trên toàn quốc
Thời sự

Các chuyên gia về thời tiết nhận định, trong giai đoạn 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền cùng xảy ra nắng nóng trong đợt lễ 30/4 - 1/5 như năm nay.

Thời tiết nông vụ ngày 29/4/2024: Nóng như rang trên toàn quốc
Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%