Quảng Ninh: Đảm bảo nguồn nước khi nhu cầu ngày càng tăng
Xác định bảo đảm an ninh nguồn nước là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều công trình hồ, đập chứa nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Tiến Thành | 09:05 23/11/2023
Quảng Ninh: Đảm bảo nguồn nước khi nhu cầu ngày càng tăng
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển.
MC1: Thưa quý vị và bà con, xác định bảo đảm an ninh nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, ổn định kinh tế xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng đề án đảm bảo an ninh nguồn nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030, trong đó đề ra nhiều giải pháp chiến lược đảm bảo an ninh nguồn nước, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.
MC2:
Những năm gần đây, nhiều công trình hồ, đập chứa nước với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Quảng Ninh.
Thời điểm cuối năm, người dân thị xã Đông Triều tất bật với công việc tưới tiêu đồng áng. Đây là khoảng thời gian quan trọng cho vụ đông xuân, cây trồng rất cần nước và độ ẩm để phát triển. Nhờ có hệ thống thủy lợi được nâng cấp giúp đảm bảo lượng nước tưới cho cây trồng, bà con thị xã Đông Triều đã an tâm phát triển sản xuất. Vừa lau những giọt mồ hôi trên trán, bà Hoàng Thị Chiến vừa vui mừng khi vụ lúa vừa qua cho năng suất ổn định, cây trồng đủ nước tưới.
PV bà Hoàng Thị Chiến (phường Hoàng Quế, TX Đông Triều): băng 3…
Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều là một trong những đơi vị được giao quản lý nhiều công trình thủy lợi. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều được giao quản lý 18 hồ đập với tổng dung tích 35,8 triệu m3 và 11 trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho 19 xã, phường và một số doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều. Trong đó, Khe Chè là hồ thủy lợi lớn nhất với dung tích trên 12 triệu m3.
Sau 30 năm đi vào sử dụng, năm 2020, hồ chứa nước Khe Chè đã được nâng cấp thành công trình thủy lợi cấp 3 với nhiều hạng mục được tu bổ, xây mới như mặt đập, tường chắn sóng, ngầm tràn xả lũ, cống lấy nước, nhà quản lý cụm đầu mối. Tổng mức phí đầu tư cho công trình là gần 36 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ngân hàng thế giới và vốn đối ứng của tỉnh.
Công trình còn được trang bị hệ thống quan trắc, điều khiển tự động, gồm quan trắc áp lực thấm hành lang thân đập, quan trắc ứng xuất nền đập, mực nước, lượng mưa và độ mở của cống lấy nước. Nhờ hệ thống này, công ty có thể nắm bắt kịp thời những thông số cơ bản của hồ, từ đó chủ động triển khai kế hoạch điều tiết, cấp nước hợp lý, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ. Ông Nguyễn Văn Chung, cán bộ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Đông Triều cho biết.
PV ông Nguyễn Văn Chung (cán bộ công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều): Băng 1….
Từ khi hồ chứa nước Khe Chè được nâng cấp, đưa vào hoạt động, đã phục vụ sản xuất ổn định cho hơn 1000ha đất canh tác nông nghiệp, đồng thời đảm bảo an toàn cho vùng hạ du trong mọi điều kiện thời tiết. Ông Vũ Minh Thành, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Đông Triều chia sẻ.
PV ông Vũ Minh Thành (Giám đốc công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều): Băng 2…
MC1: Vâng thưa quý vị và bà con, trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số nhanh của tỉnh Quảng Ninh dẫn đến nhu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh, sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. Bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm nguồn nước chưa được giải quyết triệt để cũng làm suy giảm chất lượng, trữ lượng nguồn nước. Hy vọng với cách làm hiệu quả trong công tác duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình thủy lợi như tại Đông Triều sẽ là động lực để ngành thủy lợi Quảng Ninh tiếp tục đổi mới công tác quản lý, duy trì được "mạch nước" phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực thủy lợi.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Thời gian qua, bên cạnh hỗ trợ người dân về giống, khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng đầu tư xây dựng, kiên cố hóa hệ thống công trình thuỷ lợi để chủ động nguồn nước tưới, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Được giao quản lý 200 công trình thủy lợi và gần 250km kênh mương các loại, phục vụ nước tưới cho trên 16.000ha lúa, thời gian qua, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên đã chủ động tích trữ, giữ nước tại các hồ chứa. Tính chung trong toàn tỉnh, trung bình lượng nước tại các hồ chứa hiện đạt 60 - 80% dung tích. Ngoài ra, Công ty còn xây dựng phương án điều tiết nước tại các hồ, đập dâng sau mùa mưa nhằm vừa đảm bảo dung tích phòng lũ, vừa đảm bảo dung tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với nguồn nước hiện có cùng với tình hình mưa như hiện tại, Công ty dự kiến có thể đảm bảo cung cấp đủ nước cho vụ đông năm nay và vụ xuân năm 2024.
MC 2: tin 2
Hiện toàn tỉnh Bình Định có hơn 150 hồ chứa nước lớn nhỏ, tổng dung tích chứa khoảng 500-600 triệu m3 nước, đó là chưa kể hàng loạt hồ chứa nhỏ có dung tích chứa từ 1-2 triệu đến 5-7 triệu m3 nước ở khắp các địa phương. Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, nếu vào năm 1989 đơn vị này mới chỉ phục vụ tưới cho khoảng 13.000-14.000 ha lúa thì nay đã tăng đến 65.000 ha. Những diện tích trước đây mỗi năm chỉ sản xuất được 1 vụ lúa nhưng nước tưới thiếu trước hụt sau, năng suất rất bấp bênh thì nay mỗi năm sản xuất được 2-3 vụ lúa, năng suất bình quân đạt đến 60-70 tạ/ha. Ngoài ra, cũng nhờ có nguồn nước dồi dào mà đất đai được bổ sung dinh dưỡng, giảm bạc màu, trở nên màu mỡ phì nhiêu hơn, do đó năng suất lúa cũng như các loại cây trồng đồng loạt tăng cao, đời sống nông dân ngày càng được ổn định hơn.
MC 1: tin 3
Trên địa bàn huyện An Dương, TP Hải Phòng hiện có 69 trạm bơm và trên 1.900 tuyến kênh tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua, phòng Nông nghiệp huyện An Dương đã phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải tu bổ hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất. Tuy vậy, do nhiều tuyến kênh đã xây dựng từ lâu nên đến nay một số đoạn đã xuống cấp, hư hỏng. Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi còn hạn chế nên việc phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp chưa đảm bảo hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, việc kênh mương cùng lúc thực hiện 2 nhiệm vụ tưới - tiêu đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Quảng Ninh: Đảm bảo nguồn nước khi nhu cầu ngày càng tăng
Xác định bảo đảm an ninh nguồn nước là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều công trình hồ, đập chứa nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Tiến Thành
Tin liên quan
Các chương trình
Trước yêu cầu thực tế, thủy lợi đa mục tiêu là giải pháp giúp vùng ĐBSCL vừa đảm bảo ngăn mặn, thoát lũ, vừa góp phần chống sụt lún, sạt lở, bảo vệ dân sinh.
Nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè trên biển tại tỉnh Phú Yên đang mang lại thu nhập đáng kể cho người nuôi. Bên cạnh đó là câu chuyện thích ứng với thiên tai.