Bản tin Thủy sản ngày 25 tháng 10 năm 2023

Quảng Ninh quy hoạch hơn 9.000ha biển để thu hút đầu tư; Đồng Nai định hướng phát triển nuôi tôm công nghệ cao; Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản hơn 212.000 tấn; Chiếm dụng âu thuyền để nuôi trồng thủy sản; Toàn bộ tàu cá của Tiền Giang lắp thiết bị giám sát hành trình.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 25 tháng 10 năm 2023

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 25 tháng 10 năm 2023

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Quảng Ninh quy hoạch hơn 9.000 ha biển để thu hút đầu tư

Thưa quý vị và bà con, theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, để phát triển kinh tế thủy sản bền vững, gắn với bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển, địa phương này đã xác định được 9.360 ha khu vực biển dự kiến thu hút các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, chiếm trên 20% tổng diện tích quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là các địa phương này còn trông chờ vào hệ thống bản đồ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về "Phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Bên cạnh đó, một số dự án nằm ngoài vùng 6 hải lý hoặc nằm trong vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long thuộc thẩm quyền của Trung ương nên khó khăn cho các nhà đầu tư quan tâm.

  • Đồng Nai định hướng phát triển nuôi tôm công nghệ cao

Còn tại Đồng Nai, nhắc tới nuôi trồng thủy sản thì phải nhắc đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao bằng phương pháp ao nuôi lót bạt đáy tại huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Nuôi tôm công nghệ cao cũng là định hướng phát triển của Đồng Nai hiện nay. Theo đại diện Chi cục Thủy sản Đồng Nai, nếu như vài năm trước, việc nuôi tôm của vùng Nhơn Trạch còn khá manh mún, tự phát thì những năm gần đây người dân đã biết liên kết, bắt tay nhau để cùng nuôi tôm tập trung với diện tích lớn. Nhơn Trạch hiện có hơn 170ha nuôi tôm công nghệ cao, cho bình quân từ 1,5 tỷ đồng/ha/năm. Điều này giúp việc quy hoạch được đồng bộ hơn, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, giúp an toàn cho tôm nuôi. Đồng thời, thuận lợi liên kết trên diện tích lớn giúp kiểm soát bệnh trên tôm hiệu quả hơn.

  • Bình Định: sản lượng khai thác thuỷ sản hơn 212.000 tấn

Có thể nói, nuôi trồng thủy sản đã trở thành phong trào lan rộng khắp các địa phương ven biển, tại tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, bên cạnh sản lượng khai thác thuỷ sản của đạt hơn 212.000 tấn, thì sản lượng nuôi trồng của địa phương này cũng ước đạt trên 1.000 tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Các mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao được khuyến khích nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, Binh Định đã nỗ lực khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và tập trung triển khai các biện pháp trọng tâm để tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của EC vào năm sau.

  • Chiếm dụng âu thuyền để nuôi trồng thuỷ sản

Những mô hình nuôi trồng thủy sản ngày càng được nhân rộng là tín hiệu tốt, tuy nhiên ở một số địa phương, người dân đang phát triển hình thức nuôi này một cách tự phát gây ra những trở ngại. Đơn cử như Khu neo đậu tàu cá An Hòa ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được đưa vào sử dụng vào năm 2010 với mục đích làm nơi neo đậu và tránh trú bão cho tàu thuyền. Tuy nhiên, nhiều năm qua, một số hộ dân đã chiếm dụng mặt nước làm các bè nuôi thủy sản gây khó khăn cho việc di chuyển của tàu thuyền, nhất là trong mùa mưa bão. Hiện nay, tại khu vực này đang có khoảng 30 lồng bè nuôi thủy sản của các hộ dân chằng sát trụ neo, chiếm dụng vị trí neo đậu và gây cản trở lối ra vào của tàu cá.

  • Toàn bộ tàu cá của Tiền Giang lắp thiết bị giám sát hành trình

Liên quan tới vấn đề phòng, chống khai thác IUU, đến tháng 10 năm nay, số tàu cá đăng ký của tỉnh Tiền Giang đã đạt tỉ lệ 100%. Kết quả này có được nhờ việc tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chủ tàu cá cùng ngư dân chấp hành quy định về đánh bắt khai thác hải sản trên biển. Từ đó, góp phần hạn chế tối thiểu phương tiện cùng ngư dân vi phạm khai thác IUU. Về cấp giấy phép khai thác thủy sản, tổng số tàu được cấp giấy phép khai thác còn hạn của tỉnh này đến nay có gần 1.070 giấy. Tổng số tàu đã lắp thiết bị giám sát là gần 940 phương tiện, có 100% tàu cá đang hoạt động đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Đến nay, chưa phát hiện tổ chức, cá nhân tỉnh Tiền Giang có hành vi môi giới đưa tàu, ngư dân đi khai thác trái phép cũng như vi phạm về khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 25 tháng 10 năm 2023

Quảng Ninh quy hoạch hơn 9.000ha biển để thu hút đầu tư; Đồng Nai định hướng phát triển nuôi tôm công nghệ cao; Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản hơn 212.000 tấn; Chiếm dụng âu thuyền để nuôi trồng thủy sản; Toàn bộ tàu cá của Tiền Giang lắp thiết bị giám sát hành trình.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã