Bản tin Thủy sản ngày 26/12/2023: Tiêu hủy cá tầm nhập lậu qua biên giới

Tiêu hủy cá tầm nhập lậu qua biên giới; Ninh Thuận quy hoạch 2 vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao; Sóc Trăng hoàn thành chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản.

Quỳnh Anh  | 15:19 26/12/2023

Bản tin Thủy sản ngày 26/12/2023: Tiêu hủy cá tầm nhập lậu qua biên giới

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 26/12/2023: Tiêu hủy cá tầm nhập lậu qua biên giới

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Tiêu hủy cá tầm nhập lậu qua biên giới bằng thuyền phao

Mở đầu là thông tin về vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, thưa quý vị và bà con, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết, đội tuần tra vừa phát hiện, bắt giữ 1 tấn cá tầm nhập lậu từ bên kia biên giới về Việt Nam. Cụ thể, khoảng 3h30 ngày 23/12, đội tuần tra của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai làm nhiệm vụ tại khu vực biên giới, phát hiện 2 thuyền phao lắp động cơ điện. Trên 2 thuyền có 20 bao tải chứa các hộp xốp đựng cá tầm đã chết. Căn cứ biên bản của hội đồng xác định giá trị tang vật bị tạm giữ và Luật xử lý vi phạm hành chính, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy toàn bộ số cá tầm theo quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường và tiến hành xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

  • Bạc Liêu lần đầu đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản 1 tỷ USD

Cũng liên quan tới hoạt động xuất khẩu thủy sản nhưng riêng tại tỉnh Bạc Liêu, ước đến cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản thực hiện hơn 95.000 tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng gần 15% so với cùng kỳ. Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, địa phương có 3 mặt hàng xuất khẩu chính - đó là tôm, gạo và muối. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm chiếm trên 95% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, năm nay xuất khẩu thủy sản của tỉnh cán đích 1 tỷ USD. Mục tiêu của tỉnh phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 1,7 tỷ USD. Hiện trên địa bàn tỉnh có 48 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với dây chuyền thiết bị hiện đại và công suất chế biến thiết kế khoảng 294.000 tấn/năm.

  • Ninh Thuận quy hoạch 2 vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao

Về hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản, với mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh có 20% số cơ sở có quy mô công suất tối thiểu 0,5 tỷ con giống/năm, 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định và được giám sát an toàn dịch bệnh, sản lượng tôm giống hơn 60 tỷ con/năm và 100% tôm giống xuất tỉnh được kiểm dịch đủ điều kiện. Đồng thời, chủ động sản xuất tôm thẻ chân trắng và tôm sú bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh. UBND tỉnh Ninh Thuận vừa quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng vùng sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại xã An Hải, huyện Ninh Phước với diện tích 168ha. Đồng thời, quyết định công nhận vùng sản xuất tôm giống bố mẹ ứng dụng công nghệ cao tại Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam giai đoạn 2021 - 2030 với diện tích 37,7ha.

  • Nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo

Còn tại Thừa Thiên – Huế, Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện mô hình “Thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động”. Mô hình được thực hiện với quy mô 0,3 ha tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền, thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2023. Sau 6 tháng, hệ thống quan trắc tự động đã được lắp đặt hoàn chỉnh và vận hành hiệu quả. Các chỉ số quan trắc có thể được theo dõi thông qua trang web trên máy tính và trên ứng dụng trên điện thoại. Từ đó có thể phát hiện sớm sự thay đổi bất lợi các yếu tố môi trường và đưa ra các biện pháp kịp thời. Kết quả nuôi tôm thẻ, tỷ lệ sống 65%, trọng lượng bình quân 50 con/kg, sản lượng 3.900kg, năng suất bình quân ước đạt 13 tấn/ha, đạt và vượt yêu cầu mô hình đề ra.

  • Sóc Trăng hoàn thành chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản

Về kết quả nuôi trồng, khai thác thủy sản tại các địa phương, Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng đánh giá, năm 2023, ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nước lợi nói riêng trên địa bàn tỉnh đối diện với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những tháng cuối năm đã bước vào giai đoạn ổn định và đến thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu về diện tích xuống giống và sản lượng thu hoạch. Cụ thể, kết quả thả nuôi cả năm 2023 đạt trên 53.500ha, vượt gần 5% kế hoạch. Tỷ lệ thiệt hại được khống chế ở mức dưới 4,7%. Sản lượng tôm nuôi tính đến cuối năm ước đạt hơn 206.300 tấn. Chất lượng môi trường trong nuôi trồng thủy sản những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến. Nhất là người dân ý thức được việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cộng đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 26/12/2023: Tiêu hủy cá tầm nhập lậu qua biên giới

Tiêu hủy cá tầm nhập lậu qua biên giới; Ninh Thuận quy hoạch 2 vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao; Sóc Trăng hoàn thành chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời sự

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng
Thời sự

Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng