Bản tin Thủy sản ngày 27/6/2024: Giá tôm ĐBSCL giảm sâu, người nuôi ngại thả giống

Giá tôm ĐBSCL giảm sâu, người nuôi e ngại thả giống; Không nhân nhượng với các vi phạm khai thác IUU; Ngư dân Nghệ An tích cực bám biển, mang về 2.000 tỷ đồng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 27/6/2024: Giá tôm ĐBSCL giảm sâu, người nuôi ngại thả giống

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27/6/2024: Giá tôm ĐBSCL giảm sâu, người nuôi ngại thả giống

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Không nhân nhượng với các vi phạm khai thác IUU

Thưa quý vị và bà con, Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo IUUBộ NN-PTNT với các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan bàn giải pháp kiểm soát hoạt động tàu cá xuất, nhập bến, ra vào cảng và thực thi pháp luật xử lý vi phạm khai thác IUU vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, không nhân nhượng với các vi phạm khai thác IUU. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, quản lý đội tàu chặt chẽ để giảm vi phạm, giảm mất kết nối thiết bị giám sát hành trình VMS… là nhiệm vụ quan trọng. Các lực lượng chức năng phải xác định rõ vị trí tàu, quản lý chặt tàu cá xuất, nhập bến, ra vào cảng. Tàu phải đủ điều kiện mới cho ra khơi; tàu cập bến mà phát hiện vi phạm VMS phải xử phạt vi phạm hành chính. Đây là yếu tố quan trọng để quản lý đội tàu.

  • Giá tôm ĐBSCL giảm sâu, người nuôi e ngại thả giống

Về thị trường thủy sản trong nước, Kể từ đầu tháng 5, giá tôm tại ĐBSCL bắt đầu có xu hướng giảm và mức giảm đang ngày càng mạnh hơn. Giá tôm gần như tuột dốc không phanh ngay vào thời điểm người nuôi tôm bước vào cao điểm thả giống đã khiến không ít hộ lo ngại không dám thả hoặc chỉ thả một phần diện tích mang tính thăm dò. Theo ghi nhận, tại Sóc Trăng, tôm thẻ loại 70 con/kg cũng chỉ có giá 98.000 đồng/kg tại cổng nhà máy, tôm thẻ loại 30 con/kg được thương lái thu mua ở mức 115.000 đồng/kg, giảm bình quân 25.000 - 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Còn tại ao, thương lái hiện thu mua giá rất thấp, dưới 70.000 đồng/kg, loại 80 con/kg. Không những vậy, việc giá tôm giảm mạnh và nhanh còn vô tình tạo nên hiệu ứng “thu tôm chạy giá” tại nhiều vùng nuôi lớn.

  • Ngư dân Nghệ An tích cực bám biển, mang về 2.000 tỷ đồng

Trong lĩnh vực khai thác, 6 tháng đầu năm nay, trong điều kiện giá nhiên liệu vẫn duy trì ở mức cao, nguồn lợi thủy sản suy giảm, tình trạng thiếu lao động đi biển tại các địa phương… nhưng bà con ngư dân trên địa bàn Nghệ An vẫn tích cực bám biển. Theo số liệu của Chi cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tỉnh Nghệ An, 6 tháng đầu năm, sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỏng tỉnh đạt gần 107 nghìn tấn, đạt gần đạt 60% so với kế hoạch năm, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị kinh tế hơn 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt gần 36.500 tấn, đạt trên 50% so với kế hoạch năm, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước.

  • Ngư dân Hà Tĩnh bám biển trong điều kiện nắng nóng kéo dài

Thương tự tại Hà Tĩnh, địa phương này vừa trải qua đợt nắng nóng kéo dài, khiến những lao động làm công việc ngoài trời phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm thuận lợi cho bà con các vùng biển ở Hà Tĩnh trong việc vươn khơi, bám biển. Theo Ban Quản lý các Cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh, Từ cuối tháng 5 đến nay, thời tiết thuận lợi nên bà con vươn khơi đều, nhờ đó, cảng cá đã đón được gần 900 lượt tàu thuyền cập cảng, sản lượng đánh bắt đạt hơn 300 tấn. Hoạt động đánh bắt không chỉ đem về cho bà con nguồn thu khá mà còn tạo ra nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của người dân và du khách khi về với Hà Tĩnh.

  • Thanh Hóa cung cấp 13 triệu lít nước mắm mõi năm

Những năm gần đây, lĩnh vực chế biến thủy, hải sản trên địa bàn Thanh Hóa có sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp cũng như đa dạng các sản phẩm. Trong đó có nhiều sản phẩm thủy sản chế biến sâu đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo đó, hiện nay toàn tỉnh có 80 doanh nghiệp tham gia chế biến thủy, hải sản. Thông qua các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, hằng năm Thanh Hóa cung cấp cho thị trường trên 13 triệu lít nước mắm, hơn 22.000 tấn bột cá, 2.500 tấn chả cá surimi, 10.500 tấn ngao hấp, ngao đông lạnh, 22.440 tấn thủy sản đông lạnh... Tỷ lệ sản phẩm được đưa vào chế biến chiếm khoảng trên 40% tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng, còn lại là tiêu thụ dạng thô.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27/6/2024: Giá tôm ĐBSCL giảm sâu, người nuôi ngại thả giống

Giá tôm ĐBSCL giảm sâu, người nuôi e ngại thả giống; Không nhân nhượng với các vi phạm khai thác IUU; Ngư dân Nghệ An tích cực bám biển, mang về 2.000 tỷ đồng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 1/7/2024: Cả nước nắng nóng
Thời sự

Hôm nay (1/7), cả nước có nắng đến nắng nóng, từ ngày mai (2/7), mưa dông sẽ xuất hiện ở nhiều nơi.

Thời tiết nông vụ ngày 1/7/2024: Cả nước nắng nóng
Nửa đầu năm 'tạo đà' tốt của ngành Nông nghiệp
Thời sự

6 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tiếp tục tạo dấu ấn với 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Nửa đầu năm 'tạo đà' tốt của ngành Nông nghiệp