Bản tin Thủy sản ngày 27 tháng 10 năm 2023

Phát triển chuỗi giá trị tôm bền vững, ít phát thải; Xuất khẩu thủy sản cả năm dự báo đạt 9 tỷ USD; Nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên biển; Đánh thức nguồn lợi từ vùng hồ; Thái Nguyên chú trọng tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 27 tháng 10 năm 2023

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27 tháng 10 năm 2023

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Phát triển chuỗi giá trị tôm bền vững, ít phát thải

Thưa quý vị và bà con, Tại Hội nghị phát triển ngành hàng tôm ít phát thải và bền vững ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên hợp quốc phối hợp tổ chức vào hôm qua. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), cho biết, kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỉ USD. Tuy vậy, năm 2022, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737.000ha nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 4,3 tỉ USD. Hiện nay, ngành thủy sản đã và đang phải đối mặt với nhiều thách và đã đến lúc, Việt Nam cần chuyển đổi hệ thống lương thực nói chung và chuỗi giá trị tôm nói riêng theo hướng xanh, cac-bon thấp, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu, tích hợp đa giá trị với hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch.

  • Xuất khẩu thủy sản cả năm dự báo đạt 9 tỷ USD

Với lĩnh vực xuất khẩu, thưa quý vị, 9 tỷ USD là con số mà Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sảnViệt Nam - VASEP dự báo về kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm nay cho ngành hàng này của Việt Nam. Theo đó trong quý III, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt gần 2,5 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đây cũng là mức giảm ít nhất trong ba quý năm nay. Nhóm 3 sản phẩm chủ lực gồm tôm, cá tra, cá ngừ đều có tín hiệu tích cực hơn với kim ngạch xuất khẩu cao nhất và mức tăng trưởng âm thấp nhất từ đầu năm. Với diễn biến hồi phục dần dần từ các thị trường, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản quý 4 có thể mang về khoảng 2,4 tỷ USD tương đương cùng kỳ năm ngoái, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 9 tỷ USD, thấp hơn 17% so với năm 2022.

  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên biển

Quay lại với các hoạt động trong nước, Bình Ðịnh là 1 trong 3 tỉnh được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc lựa chọn thực hiện Dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”. Dự án sẽ góp phần tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng ven biển, làm giàu tài nguyên đa dạng sinh học biển và ven biển Việt Nam. Thông qua việc trao quyền cho các cộng đồng sống dân cư sống ven biển, đặc biệt là phụ nữ, từ đó thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên nhằm tăng cường quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên ven biển, bảo vệ đa dạng sinh học. Sau khi được hưởng lợi từ dự án, Bình Định đặt kỳ vọng trồng thêm 5.000 cây ngập mặn phân tán, thành lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn và phục hồi khoảng 4ha rạn san hô.

  • Đánh thức nguồn lợi từ vùng hồ

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tại tỉnh Hòa Bình, hồ Hòa Bình có hệ sinh vật thủy sản rất đa dạng, phong phú với 123 loài thuộc nhiều giống, họ khác nhau. Trong đó có nhiều loài quý hiếm, giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa về nghiên cứu khoa học. Theo kết quả đánh giá, hàng năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản của hồ Hòa Bình có thể đạt 20 - 25 nghìn tấn với số lượng lồng nuôi tối đa khoảng 10.000 lồng. Với lợi thế đó, nhiều năm nay, người dân vùng lòng hồ Hòa Bình ngoài đánh bắt thủy sản đã chú trọng nuôi cá lồng. Đây là nguồn thu nhập chính cho các hộ dân sống trên vùng hồ. Nuôi cá lồng bè trên hồ Hòa Bình trong giai đoạn 2015 - 2022 phát triển rất nhanh. Số lồng nuôi cá năm 2015 là trên 2.300 lồng, đến năm 2022 đã phát triển lên 4.900 lồng.

  • Thái Nguyên chú trọng tái tạo nguồn lợi thủy sản

Còn tại tỉnh Thái Nguyên, địa phương này đang chú trọng tổ chức các hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản với trên 12.000 con cá giống vừa được thả xuống dòng sông Cầu, thuộc khu vực đền Mẫu Thoải - Bến Than, TP. Thái Nguyên vào hôm qua. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 3 tháng 11, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Thái Nguyên sẽ phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức thả tổng cộng trên 82,5 nghìn con các giống xuống các sông, hồ trên địa bàn tỉnh. Hoạt động thả cá giống được địa phương tổ chức hàng năm, nhằm phục hồi, tái tạo, đảm bảo mật độ quần thể các loài trong thủy vực, đồng thời góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27 tháng 10 năm 2023

Phát triển chuỗi giá trị tôm bền vững, ít phát thải; Xuất khẩu thủy sản cả năm dự báo đạt 9 tỷ USD; Nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên biển; Đánh thức nguồn lợi từ vùng hồ; Thái Nguyên chú trọng tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt