Bản tin Thủy sản ngày 30/1/2024: Giải tỏa hàng đáy gây cản trở giao thông thủy
Giải tỏa hàng trăm hộ khai thác thủy sản gây cản trở giao thông thủy; Nâng cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, thúc đẩy kinh tế biển; Sức mua sản phẩm cá khô giảm.
Quỳnh Anh | 16:16 30/01/2024
Bản tin Thủy sản ngày 30/1/2024: Giải tỏa hàng đáy gây cản trở giao thông thủy
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.
- Giải tỏa hàng trăm hộ khai thác thủy sản gây cản trở giao thông thủy
Mở đầu là thông tin về hoạt động xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, thưa quý vị và bà con, theo số liệu của huyện Trần Văn Thời và huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, tính đến ngày 26/9/2023, tổng số hộ tham gia hoạt động nghề đáy và các hoạt độngkhai thác thủy sản khác trên sông, rạch tại tuyến sông Tắc Thủ - Sông Đốc và tuyến sông thuộc địa bàn xã Đất Mũi là 143 hộ với 471 lao động chính. Các hoạt động khai thác này chủ yếu mang tính tự phát nên đã ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đường thuỷ, môi trường sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Từ thực tế này, Sở NN&PTNT Cà Mau đã xây dựng phương án và được UBND tỉnh phê duyệt việc thực hiện thí điểm giải toả hàng đáy và các hoạt động khai thác thuỷ sản khác trên sông, rạch tuyến Tắc Thủ - Sông Đốc và tuyến sông thuộc địa bàn xã Đất Mũi.
- Nhiều bể nuôi tôm trái phép tại ven biển Thanh Hóa
Còn tại Thanh Hóa, cùng với phát triển nghề khai thác, thị xã Nghi Sơn có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ngoài diện tích nuôi tôm đã được quy hoạch, hiện nay, trên địa bàn thị xã vẫn còn những khu nuôi tôm tự phát trái phép. Mặc dù chính quyền địa phương đã có giải pháp xử lý, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường. Theo thống kê, hiện tại, thị xã có 14 trường hợp nuôi tôm trái phép trên đất rừng và đất trồng cây lâu năm. Bên cạnh đó, còn 28 trường hợp là các doanh nghiệp, công ty được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án khu dịch vụ chế biến hải sản, dịch vụ thương mại… nhưng đã sử dụng đất không đúng mục đích, tổ chức nuôi tôm trái phép.
-
Nâng cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, thúc đẩy kinh tế biển
Về hoạt động thúc đẩykinh tế biển, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 32 âu thuyền lớn nhỏ, nằm rải rác ở các địa phương vùng ven biển, đầm phá. Số âu thuyền này chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% số lượng phương tiện tránh trú bão. Do vậy, việc đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp neo đậu, tránh, trú bão nhằm nâng cao năng lực ngành thủy sản, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh là rất quan trọng. Trước thực tế này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về việc bổ sung kinh phí thực hiện Dự án Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá với kinh phí khoảng 350 tỷ đồng.
- Gia Lai sẵn sàng nguồn cung thủy sản cho thị trường Tết
Thông tin về thị trường thủy sản dịp Tết, Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Gia Lai, tỉnh có diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản 15.350 hacá. Toàn tỉnh hiện có 590 ô lồng nuôi cá đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống hàng ngày của người dân địa phương. Những năm gần đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn có những chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng bền vững. Người dân không còn đầu tư nuôi cá theo hình thức quảng canh mà chuyển sang nuôi bán thâm canh, thâm canh trong ao hồ tự nhiên và nuôi lồng bè trong lòng hồ thủy điện, thủy lợi. Thời điểm này, các cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2024.
-
Sức mua các sản phẩm cá khô giảm từ 20-30%
Còn tại Đồng Thap, làng cá khôPhú Thọ được UBND tỉnh công nhận vào năm 2020, với gần 200 hộ tham gia sản xuất, kinh doanh các loại cá khô, góp phần tạo việc làm cho hơn 800 lao động. Những ngày cuối năm, Làng khô Phú Thọ tất bật chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết. Theo nhiều hộ dân, thông thường, thị trường Tết Nguyên đán sẽ tăng gấp nhiều lần so với ngày thường. Do đó, để chủ động nguồn hàng, từ khoảng giữa tháng 11 âm lịch, các cơ sở sản xuất cá khô đã bắt đầu cho công nhân tăng ca. Song, theo ghi nhận tại một số hộ sản xuất cá khô lớn, so với cùng kỳ nhiều năm trước, sức mua năm nay giảm khoảng 20 - 30%.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Giải tỏa hàng đáy gây cản trở giao thông thủy
Giải tỏa hàng đáy gây cản trở giao thông thủy
Bản tin Thủy sản ngày 30/1/2024: Giải tỏa hàng đáy gây cản trở giao thông thủy
Giải tỏa hàng trăm hộ khai thác thủy sản gây cản trở giao thông thủy; Nâng cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, thúc đẩy kinh tế biển; Sức mua sản phẩm cá khô giảm.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp; Hàng chục nghìn ha rừng Bắc Kạn ở mức cảnh báo cháy cao nhất; Chủ động trữ nước cho mùa khô.
Hôm nay, thời tiết trên cả nước khá ôn hòa, đặc biệt tại miền Bắc, trời tiếp tục se lạnh kèm theo sương mù nhẹ vào sáng sớm.