Bản tin Thủy sản ngày 6/11/2023: Giảm phát thải từ nuôi trồng thủy sản

Giảm phát thải khí nhà kính từ nuôi trồng thủy sản; Tổ bắt tôm càng xanh: Độc đáo, hiệu quả!; Tạo sinh kế bền vững cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện; Nuôi cá leo trong lồng, 4 tháng đạt 2 kg/con; 10 tháng, Bà Rịa - Vũng Tàu khai thác trên 300.000 tấn thủy sản.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 6/11/2023: Giảm phát thải từ nuôi trồng thủy sản

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 6/11/2023: Giảm phát thải từ nuôi trồng thủy sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Giảm phát thải khí nhà kính từ nuôi trồng thủy sản

Mở đầu chương trình hôm nay là thông tin về các hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác, nuôi trồng thủy sản. Thưa quý vị và bà con, giảm lượng khí nhà kính phát thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản là một trong ba mục tiêu quan trọng của Dự án “Chuyển đổi năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL” được Ban quản lý chương trình hỗ trợ phát triển huyện Đông Hải, Bạc Liêu triển khai từ năm 2021-2023. Theo đó, các giải pháp giảm lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm tập trung vào giảm lượng điện tiêu thụ, thay thế điện từ năng lượng hóa thạch bằng tái tạo, xử lý chất thải của tôm bằng ủ khí sinh học, tối ưu hóa lượng thức ăn cho tôm, thay đổi mật độ thả tôm, cải thiện hệ thống xử lý nước… Kết quả sau 9 tháng áp dụng cho thấy, lượng phát thải khí nhà kính giảm 17% từ các ao nuôi tôm quảng canh và giảm gần 11% đối với các ao nuôi thâm canh khi người nông dân áp dụng các cách thức canh tác mới.

  • Tổ bắt tôm càng xanh: Độc đáo, hiệu quả!

Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm càng xanh đang ngày càng phát triển ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện có trên 30.000ha nuôi tôm. Tuy nhiên, việc thu hoạch tôm càng xanh theo hình thức chủ vuông phải lo ăn uống và trả công cho lao động lại gây tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Do đó, Hội Nông dân xã Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận đã vận động bà con trong ấp Cái Nứa thành lập tổ hành nghề bắt tôm càng xanh. Theo đó, Thời gian thu hoạch tôm của tổ từ 2 đến 3 giờ trong ngày vào buổi sáng. Tổ trưởng sẽ chia ra các nhóm nhỏ, phân công theo chuyên môn từng người và với hình thức xoay vòng, mỗi tổ nhỏ sẽ chuẩn bị các dụng cụ cần thiết khi bắt tôm. Hiện tại Tổ đã có 130 thành viên.

  • Tạo sinh kế bền vững cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện

Bên cạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở các ao nuôi của gia đình thì tại nhiều địa phương, nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện cũng là những hoạt động đang được quan tâm, phát triển. Chẳng hạn như tại Quảng Nam, UBND tỉnh này vừa ban hành Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Chương trình đặt mục tiêu trong năm 2023 mỗi huyện có hồ chứa thủy điện hoàn thành tối thiểu 1 mô hình phát triển sinh kế cho người dân lưu vực hồ chứa. Đến năm 2025, tất cả huyện có hồ chứa thủy điện đều có các loại mô hình sinh kế bền vững cho người dân. Để đạt mục tiêu đề ra, phát triển đồng thời các dịch vụ hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá lồng bè là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của chương trình với các hoạt động như: Dịch vụ cung cấp cá giống, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thức ăn và thú y thủy sản... Hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi cá lồng bè để phát triển các vùng nuôi cá đủ quy mô, số lượng và chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh.

  • Nuôi cá leo trong lồng, 4 tháng đạt 2kg/con

Tận dụng nguồn nước trên Khe Chuối Thượng ở phía đầu nguồn sông Thạch Hãn, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ người dân thôn Tân Xuân, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong đưa đối tượng nuôi mới là cá leo có giá trị kinh tế cao vào nuôi trong lồng. Mô hình nuôi cá leo trong lồng được triển khai tại một hộ dân với quy mô 140m3. Tham gia mô hình, hộ nuôi được hỗ trợ 50% giá trị con giống và thức ăn, được hướng dẫn trực tiếp kỹ thuật nuôi… Qua hơn 4 tháng thả nuôi, tốc độ phát triển của cá vượt 20% so với yêu cầu, trọng lượng bình quân của cá leo đạt 1,3kg/con, cá vượt đàn đạt 2,2kg/con. Ước sau 4 tháng nuôi, sau khi trừ chi phí, lãi gần 65 triệu đồng. Từ hiệu quả bước đầu, thời gian tới mô hình sẽ được chính quyền địa phương triển khai, nhân rộng.

  • 10 tháng, Bà Rịa – Vũng Tàu khai thác trên 300.000 tấn thủy sản

Cuối cùng là tin tức về hoạt động khai thác thủy sản, thưa quý vị, theo Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 10 vừa qua, sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh đạt gần 28.000 tấn, tăng 4,75% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản khai thác của địa phương này ước đạt gần 311.000 tấn. Trong đó sản lượng khai thác của các loại nghề rê, vây, câu mực tăng tốt và tăng nhóm đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao như họ cá thu, cá ngừ, cá cờ, mực ống, bạch tuộc… Công tác quản lý tàu cá, nguồn gốc thủy sản… được các ngành chức năng trong tỉnh thực hiện tốt.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 6/11/2023: Giảm phát thải từ nuôi trồng thủy sản

Giảm phát thải khí nhà kính từ nuôi trồng thủy sản; Tổ bắt tôm càng xanh: Độc đáo, hiệu quả!; Tạo sinh kế bền vững cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện; Nuôi cá leo trong lồng, 4 tháng đạt 2 kg/con; 10 tháng, Bà Rịa - Vũng Tàu khai thác trên 300.000 tấn thủy sản.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm
Thời sự

Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm; Đa số vụ cháy rừng ở Nghệ An không tìm ra nguyên nhân; Trợ lực giúp người dân giữ rừng đặc dụng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm
Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc
Thời sự

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc; Cá chết hàng loạt trên sông Mã không phải do dịch bệnh; Nuôi nghêu cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc