Bản tin Thủy sản ngày 6/12/2023: Bệnh EHP có xu hướng lây lan trên tôm

Bệnh EHP có xu hướng lây lan và gây nguy hiểm trên tôm; Quảng Nam định hướng phát triển nuôi tôm công nghiệp; Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 6/12/2023: Bệnh EHP có xu hướng lây lan trên tôm

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 6/12/2023: Bệnh EHP có xu hướng lây lan trên tôm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Bệnh EHP có xu hướng lây lan và gây nguy hiểm trên tôm

Thưa quý vị và bà con, dịch bệnh trên tôm nuôi luôn là nỗi lo lớn của nhiều doanh nghiệp và hộ nuôi tôm. Đến thời điểm này, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tại 20 tỉnh nuôi tôm ở nước ta là trên 20.000ha, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các bệnh nguy hiểm phổ biến là đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Đặc biệt, bệnh vi bào tử trùng -EHP đã xuất hiện, gây thiệt hại rải rác ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, dự báo thời gian tới bệnh này có xu hướng lây lan và gây nguy hiểm. Một số soanh nghiệp thủy sản nhận định, bệnh EHP xuất phát chủ yếu từ trại giống. Trong khi đó, công tác quản lý chất lượng giống lại chưa thực sự tốt, nhiều giống dịch bệnh trên thị trường, với doanh nghiệp đủ năng lực có thể kiểm soát được, nhưng bà con nông dân sẽ khó kiểm soát.

  • Quảng Nam định hướng phát triển nuôi tôm công nghiệp

Cũng liên quan tới đối tượng thủy sản nuôi là con tôm nhưng riêng tại tỉnh Quảng Nam, diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong năm nay là 2.660ha, sản lượng đạt 17.920 tấn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 doanh nghiệp đang sản xuất tôm giống với sản lượng giống được xuất bán 900 triệu con. Quảng Nam hiện đang góp sức cùng cả nước giữ vững vị trí là một trong ba nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu tôm. Định hướng phát triển của tỉnh này đối với con tôm là tích tụ, tập trung ruộng đất, nuôi tôm theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, sản lượng, tạo chuỗi liên kết khép kín sản xuất - bảo quản - chế biến cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu để tăng giá trị kinh tế. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có nhiều điểm nhấn trong thực hiện định hướng này.

  • Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Long An đã chú trọng phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, nhiều mô hình liên kết nuôi thủy sản đã phát huy hiệu quả, giúp người nuôi có lợi nhuận ổn định. Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Long An cho thấy, tổng diện tích thả nuôi thủy sản nước ngọt của tỉnh từ đầu năm đến nay là hơn 2.300ha, đạt gần 84% kế hoạch và gần bằng 107% so cùng kỳ. Diện tích đã thu hoạch là trên  1.700ha với tổng sản lượng 52.850 tấn. Mặc dù nuôi thủy sản nước ngọt của tỉnh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế đều tăng nhưng kết cấu hạ tầng sản xuất còn nhiều hạn chế, sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, manh mún.

  • Nuôi thủy sản không cần đào ao

Tương tự, Phù Cừ là một trong những huyện trọng điểm nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hưng Yên. 5 năm trở lại đây, huyện đã chuyển đổi 1.650ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả đặc sản, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Những diện tích đất lúa kém hiệu quả chuyển đổi nuôi trồng thủy sản hầu hết đều là các vùng ruộng trũng, khó khăn cho công tác tưới tiêu, thủy lợi. Do đó, Phù Cừ đã sáng tạo ra mô hình “ao bán nổi” để biến khó khăn thành lợi thế, không cần đào ao nhưng vẫn đủ điều kiện nuôi trồng. Ao bán nổi là việc tận dụng các khu ruộng trũng, người dân chỉ cần đắp bờ bốn xung quanh khoảng 1m chiều cao, từ đó hình thành các khu ao có độ sâu hơn 1m, đủ điều kiện để nuôi thả thủy sản. Khi cần thiết, chỉ việc phá bờ, ao nuôi lại trở thành ruộng. Mô hình "ao bán nổi" đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị vật nuôi tại địa phương.

  • Hạn chế đánh bắt có thời hạn để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Cuối cùng là thông tin về hoạt động tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mới đây, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi đề xuất cấm đánh bắt có thời hạn một số khu vực biển để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang bị khai thác quá mức, diện tích hơn 35.400 ha, chiếm hơn 12% diện tích vùng biển ven bờ. Riêng tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Gành Yến và Khu bảo tồn biển Lý Sơn thực hiện thí điểm cấm biển 01 tháng, kể từ ngày 1/5 đến ngày 30/5 hàng năm, cấm khai thác có thời hạn 3 tháng, kể từ ngày 1/3 đến ngày 30/5 hàng năm đối với các loại nghề có mức xâm hại cao. Ngoài ra, hàng năm, địa phương sẽ thả giống tái tạo các loài có giá trị kinh tế cao, bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, lưu giữ nguồn gen quý, thả rạn nhân tạo bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 6/12/2023: Bệnh EHP có xu hướng lây lan trên tôm

Bệnh EHP có xu hướng lây lan và gây nguy hiểm trên tôm; Quảng Nam định hướng phát triển nuôi tôm công nghiệp; Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm
Thời sự

Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm; Đa số vụ cháy rừng ở Nghệ An không tìm ra nguyên nhân; Trợ lực giúp người dân giữ rừng đặc dụng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm
Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc
Thời sự

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc; Cá chết hàng loạt trên sông Mã không phải do dịch bệnh; Nuôi nghêu cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc