Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore

Thưa quý vị và bà con, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, 3 tháng đầu năm nay, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD. Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore. Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 24 triệu SGD, tăng 3,22% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Tại các địa phương, hạn hán kéo dài thời gian qua đã khiến hồ Sông Mây ở tỉnh Đồng Nai cạn trơ đáy, diện tích mặt nước từ 196ha giảm xuống chỉ còn khoảng 2ha. Độ sâu nơi sâu nhất chỉ khoảng 1m nước, khiến cá chết hàng loạt. Do lượng nước trong hồ xuống thấp nên cá bắt đầu chết từ khoảng ngày 22/4 và chết hàng loạt từ ngày 28/4. Nguyên nhân được xác định do thời tiết nắng nóng, nguồn nước cạn, cá trong hồ tương đối dày, dẫn tới việc cá mất oxy. Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai, đến ngày 2/5, việc vớt khoảng 200 tấn xác cá trên hồ Sông Mây đã hoàn thành. Sau khi thu dọn xác cá chết dưới hồ, lực lượng chức năng xử lý công đoạn rải vôi khử mùi hôi và ủ số cá chết trên để làm phân vi sinh.

  • Khuyến cáo biện pháp chống nóng cho tôm nuôi

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực của Hà Tĩnh, đem lại giá trị kinh tế cao. Vụ tôm xuân hè 2024, toàn tỉnh thả nuôi trên diện tích hơn 2.250ha. Thời điểm này, nhiều diện tích đã được xuống giống từ 15 - 30 ngày. Theo cơ quan chuyên môn, kích thước tôm còn nhỏ, sức đề kháng chưa cao nên người nuôi càng cần phải lưu ý đến các biện pháp chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho tôm trước những đợt nắng nóng gay gắt. Cụ thể, Phòng Quản lý Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh khuyến cáo: Trong điều kiện nắng nóng, người nuôi tôm cần duy trì mực nước trong ao trên 1,5m, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí. Bổ sung vitamin, men tiêu hóa và các khoáng chất cần thiết để tăng sức đề cho tôm…

  • Nuôi tôm siêu thâm canh thân thiện môi trường

Còn tại Cà Mau, nhằm tìm hướng đi mới cho hộ nuôi tôm siêu thâm canh, vừa tiết giảm chi phí, tạo ra sản phẩm sạch, hiệu quả lâu dài, vừa gắn với bảo vệ môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, Trường Ðại học Cần Thơ nghiên cứu, thực hiện một số dự án nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước, an toàn sinh học. Các mô hình thực nghiệm đang được thực hiện tại một số xã trên địa bàn, đến nay, đều phát triển tốt và có mô hình đã thu hoạch, đạt hiệu quả. Theo đánh giá bước đầu cho thấy giảm được khoảng 20% chi phí, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, quá trình nuôi thân thiện môi trường hơn.

  • Hỗ trợ ngư dân thực hiện chống khai thác IUU

Về lĩnh vực chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa hiện đang còn 70 tàu cá “ba không” - không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác, gần 340 tàu hết hạn đăng kiểm, hơn 40 tàu chưa cấp giấy phép khai thác thủy sản, gần 50 tàu chưa cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 110 tàu chưa bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng. Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết, để gỡ “thẻ vàng” cho hải sản, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ duy trì thiết bị giám sát hành trình cho chủ tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, tàu cá hoạt động trên các vùng biển xa, hầm bảo quản sản phẩm. Thời gian tới, địa phương cũng sẽ thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ ngư dân.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét
Thời sự

Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét ở Nghệ An; Tín chỉ carbon rừng, nhiều tiềm năng cũng nhiều thách thức; Chuyển mục đích sử dụng hơn 135ha rừng sản xuất.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét