Bản tin Thủy sản ngày 7/8/2024: Chưa quyết liệt trong xử lý nuôi tôm tự phát

Một số địa phương chưa quyết liệt trong xử lý nuôi tôm tự phát; Nâng cao vai trò Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ; Tây Ninh tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 7/8/2024: Chưa quyết liệt trong xử lý nuôi tôm tự phát

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 7/8/2024: Chưa quyết liệt trong xử lý nuôi tôm tự phát

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Nâng cao vai trò Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ

Thưa quý vị và bà con, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cùng đoàn công tác vừa có buổi làm việc với Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh và Ban đại diện, ngư dân thuộc Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ số 3 xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Cục Thủy sản đánh giá cao vai trò, sự nỗ lực của tổ đồng quản lý trong việc phối hợp với Đồn Biên phòng Lạch Kèn ngăn chặn các tàu cá đánh bắt thủy sản bất hợp pháp Thời gian tới, Cục thủy sản đề nghị Tổ phối hợp chặt chẽ với ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và Bộ đội Biên phòng tiếp tục phát huy vai trò tự giác, hỗ trợ tối đa cho ngư dân trong tổ vươn khơi khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

  • Địa phương còn thờ ơ trong xử lý nuôi tôm tự phát

Trong lĩnh vực nuôi trồng, dù không có quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản tại khu vực ven biển, thế nhưng vài năm trở lại đây, tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa phát triển khá mạnh. Theo thống kê, tính đến tháng 6 năm nay, trên địa bàn thị xã có khoảng 62 hộ và doanh nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát. Mặc dù UBND thị xã Nghi Sơn đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê số hộ nuôi tôm tự phát, đồng thời vận động các hộ dân ký cam kết tự tháo dỡ các công trình vi phạm, tuyệt đối không để các hộ thả con giống mới, thế nhưng một số phường của thị xã khá thờ ơ, hoặc không có động thái quyết liệt trong xử lý nghiêm vi phạm.

  • Số lồng nuôi thủy sản của Phú Yên vượt quy hoạch 3,8 lần

Còn tại Phú Yên, Theo Sở NN-PTNT tỉnh này, việc nuôi trồng thủy sản lồng bè không theo quy hoạch ở các khu vực vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan trên địa bàn tỉnh đã kéo dài nhiều năm. Đến cuối tháng 6 năm nay, toàn tỉnh có hơn 186.000 lồng nuôi trồng thủy sản, gấp 3,8 lần so với quy hoạch và tăng 87% so với năm 2019. Điều đáng nói, thời gian gần đây, tôm hùm, cá biển tại thị xã Sông Cầu liên tục bị chết do môi trường với nguyên nhân sâu xa là do mật độ lồng nuôi quá dày. Thời gian tới, tỉnh Phú Yên giao trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương tổ chức quản lý chặt, không để phát sinh mới lồng bè nuôi trồng thủy sản so với kết quả kiểm đếm đến hết tháng 6.

  • Vĩnh Phúc bảo vệ tốt thủy sản nuôi

Về hoạt động bảo vệ thủy sản, 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt gần 11.200 tấn, tăng gần 370 tấn so với cùng kỳ. Từ đầu năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã ban hành văn bản thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, hướng dẫn, phối hợp với người dân triển khai nhiều giải pháp. Ngoài ra, chi cục thực hiện thu thập 85 mẫu giám sát chủ động các bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi. Căn cứ kết quả xét nghiệm, chi cục đã thông báo đến UBND cấp huyện, xã và hộ dân được lấy mẫu, đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Do vậy, từ đầu năm đến nay, Vĩnh Phúc không phát hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thủy sản nuôi.

  • Tây Ninh bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh Tây Ninh có 2 con sông lớn chảy qua với hệ thống kênh, rạch chằng chịt, nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt tự nhiên khá phong phú. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với việc nguồn nước sông bị ô nhiễm, tình trạng đánh bắt kiểu tận diệt khiến nguồn thuỷ sản không còn phong phú, dồi dào như trước Do đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; phối hợp với các địa phương trong tỉnh thực hiện nhiều đợt ra quân xử lý ngư cụ cấm trên địa bàn quản lý và đạt một số kết quả tích cực. Năm 2023, Sở NN&PTNT Tây Ninh đã triển khai 20 lượt kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh và việc vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thuỷ sản, phát hiện nhiều trường hợp và tạm giữ nhiều ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 7/8/2024: Chưa quyết liệt trong xử lý nuôi tôm tự phát

Một số địa phương chưa quyết liệt trong xử lý nuôi tôm tự phát; Nâng cao vai trò Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ; Tây Ninh tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời sự

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất; Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi; Đồng Tháp mở rộng mô hình nuôi cá đồng.

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt
Thời sự

Do tác động của Bão số 4, từ nay đến đêm mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.

Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt