Bao giờ tàu thuyền hết cảnh ‘mắc cạn’?

Những năm gần đây, các cảng cá tại khu vực Bắc Trung bộ nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng thường xuyên bị bồi lắng gây nguy hiểm khi tàu thuyền tìm bến neo đậu và khiến ngư dân bất an trong mùa mưa bão.

Thanh Nga  | 

Bao giờ tàu thuyền hết cảnh ‘mắc cạn’?

Tự động

Bao giờ tàu thuyền hết cảnh ‘mắc cạn’?

MC1:

  kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với nongnghiep radio. Thưa quý vị và bà con, những năm gần đây, thực trạng các cảng cá tại khu vực Bắc Trung bộ nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng thường xuyên bị bồi lắng khiến tàu thuyền không khác gì “có nhà mà không thể về”. Tại tỉnh Hà Tĩnh có 2 cảng cá là cảng cá Xuân Hội (huyện Nghi Xuân) và Cửa Sót (huyện Lộc Hà) cùng 4 khu neo đậu tránh trú bão gồm: Cửa Hội – Xuân Phổ (huyện Nghi Xuân), Cửa Sót (huyện Lộc Hà), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) và Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh), thì hiện nay cả 6 vị trí trên đều bị bồi lắng nghiêm trọng, khiến ngư dân bất an mỗi mùa mưa bão về. Ghi nhận thực tế của phóng viên Nongnghiep Radio tại cảng cá Cửa Sót, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh:

Âm thanh tàu thuyền cập bến.

MC2:

  4h sáng ngày 7/11/2023, ngư dân Hoàng Đình Lai, ở tỉnh Thanh Hóa phải neo đậu cách cảng cá Cửa Sót khoảng hơn 1 hải lý để thuê tàu nhỏ của ngư dân tăng bo hải sản vào cảng bán cho các đầu nậu. Theo anh Lai, tàu cá của anh dài hơn 15m, đánh cá vùng khơi, cách bờ khoảng 25 hải lý. Bình thường mỗi chuyến vươn khơi anh đi tầm 5 ngày thì cập bến. Mấy năm nay do luồng vào cảng Cửa Sót bị bồi lắng nghiêm trọng, tàu không vào sát bờ được nên anh Lai phải thuê tàu nhỏ trung chuyển cá vào cầu cảng để bán, chi phí đội lên hơn 10% nên hiệu quả kinh tế giảm đi khá nhiều.

Trích băng anh Hoàng Đình Lai:

  Mặc dù những năm vừa qua ngành chức năng đã thực hiện nạo vét cảng cá Cửa Sót nhiều lần nhưng hiệu quả hoạt động nạo vét không theo kịp tốc độ bồi lắng do đó thời điểm này khoảng 2 km luồng lạch ra vào bến cảng và khu neo đậu đang dần bị thu hẹp, thủy triều vừa xuống nhiều đoạn cạn trơ đáy, khiến tình trạng tàu thuyền mắc cạn diễn ra thường xuyên, gây hư hỏng phương tiện. Đặc biệt, vào mùa mưa bão, khi gặp thời tiết xấu tàu công suất lớn không vào được khu neo đậu tránh trú bão, ngư dân phải đưa tàu sang các tỉnhQuảng Bình hoặc Nghệ An để tránh trú, vừa nguy hiểm trong quá trình di chuyển vừa tốn kém nhiên liệu. Ngư dân Lương Hồng Hải, chủ tàu cá 360CV lo lắng bày tỏ:

Trích băng ngư dân Lương Hồng Hải:

  Theo thống kê của Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, từ đầu năm 2023 đến nay có hơn 2.000 lượt tàu cá của ngư dân mắc cạn tại các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão. Mặc dù ngành chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp hướng dẫn ngư dân căn thủy triều lên để đưa tàu vào neo đậu nhưng thời tiết diễn biến bất thường nên tình trạng tàu thuyền hư hỏng do mắc cạn càng ngày càng gia tăng, khiến ngư dân bất an, mệt mỏi. Giải pháp tối ưu nhất hiện nay vừa giảm áp lực cho ngân sách vừa giải quyết triệt để tình trạng bồi lắng là xã hội hóa nạo vét cảng. Tuy nhiên, vướng mắc trong các quy định pháp luật khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia xã hội hóa không mặn mà.

Ông Thân Quốc Tế, Phó ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh thông tin:

Trích băng ông Thân Quốc Tế

MC1

  Thưa quý vị và bà con, Thời điểm này đang bước vào giai đoạn nước rút để chung tay cùng cả nước nỗ lực gỡ thẻ vàng của ủy ban Châu Âu EC về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động nạo vét cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão có lẽ là một giải pháp cần tính đến. Tuy nhiên, trước mắt, để đảm bảo an toàn cho ngư dân và phương tiện an tâm bám biển thì ngành chức năng cần nhanh chóng nạo vét tạm thời các khu vực bị bồi lắng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho người sản xuất cấp cảng kinh doanh, buôn bán, truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo đúng quy định của Luật thủy sản.

                                               Thanh Nga

Tự động

Bao giờ tàu thuyền hết cảnh ‘mắc cạn’?

Những năm gần đây, các cảng cá tại khu vực Bắc Trung bộ nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng thường xuyên bị bồi lắng gây nguy hiểm khi tàu thuyền tìm bến neo đậu và khiến ngư dân bất an trong mùa mưa bão.

Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi