Bệnh lở mồm long móng có nguy cơ gia tăng mạnh vào cuối năm

Bệnh lở mồm long móng có nguy cơ gia tăng mạnh vào cuối năm; Chuyển tư duy khai thác thủy lợi sang cung cấp dịch vụ thủy lợi; Đầu tư gần 850 tỷ đồng xây dựng đê biển Tây; Thanh Hóa tích tụ ruộng đất, thu nhập đến 500 triệu đồng/ha.

Quỳnh Anh  | 08:54 03/11/2023

Bệnh lở mồm long móng có nguy cơ gia tăng mạnh vào cuối năm

Tự động

Bệnh lở mồm long móng có nguy cơ gia tăng mạnh vào cuối năm

  • Chuyển tư duy khai thác thủy lợi sang cung cấp dịch vụ thủy lợi

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy khai thác đa mục tiêu, phát huy tối đa tiềm năng, giá trị công trình thủy lợi. Chia sẻ và động viên các cán bộ thủy nông, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, qua nhiều chuyến thực tế, giám sát, Bộ đã nắm được những khó khăn tại cơ sở như: nợ lương cán bộ, công nhân viên, khó vận hành công trình ở vùng sâu vùng xa. Trước thực trạng nàyThứ trưởng yêu cầu cán bộ quản lý, khai thác công trình thủy lợi chủ động, tích cực tìm tòi các phương án đảm bảo hoạt động sản xuất. Đồng thời, chuyển tư duy từ khai thác thủy lợi sang cung cấp dịch vụ thủy lợi

  • Đầu tư gần 850 tỷ đồng xây dựng đê biển Tây

HĐND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu, từ cửa biển sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời đến cửa biển Bảy Háp, huyện Phú Tân. Theo đó, HĐND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh nội dung xây dựng hơn 23km đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến kênh Năm. Đồng thời, bổ sung thêm nội dung xây dựng chiến lược quản lý, bảo vệ bền vững vùng ven biển tỉnh Cà Mau và thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng vốn thực hiện dự án được điều chỉnh từ 750 tỷ đồng lên gần 850 tỷ đồng.

  • Thanh Hóa tích tụ ruộng đất, thu nhập đến 500 triệu đồng/ha

Thanh hóa là tỉnh đầu tiên trên địa bàn cả nước ban hành Nghị quyết về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớncông nghệ cao. Sau 4 năm triển khai, đến tháng 6 năm nay, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tích tụ, tập trung trên địa bàn tỉnh đã đạt hơn 46 nghìn ha. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết hữu cơ giữa cây trồng với vật nuôi gắn với thị trường tiêu thụ nên thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như các mô hình tích tụ đất để trồng cây ăn quả có múi tại huyện Thọ Xuân, Thạch Thành, Như Xuân,... cho thu nhập 500 triệu đồng/ha, lợi nhuận 350 triệu đồng/ha hay mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Triệu Sơn cho thu nhập 400 triệu/ha/năm...

  • Nhiều địa phương tăng diện tích trồng lúa

Trong bối cảnh giá lúa lên cao khi nhiều quốc gia tăng nhập khẩu gạo Việt Nam, nhiều nông dân tại ĐBSCL đã mở rộng, chuyển đổi diện tích một số cây trồng khác sang trồng lúa. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, kế hoạch vụ hè thu 2023, địa phương này xuống giống 138.000ha, nhưng thực tế diện tích trồng lúa đạt gần 141.000ha. Riêng vụ thu đông tăng gần 4.000ha so với cùng kỳ năm ngoái. Kế hoạch vụ đông xuân 2023 - 2024, Sóc Trăng xuống giống hơn 170.000ha.  Trong khi đó, tổng diện tích gieo trồng lúa trong năm 2023 của tỉnh Kiên Giang đạt hơn 710.000ha, vượt gần 2% so với kế hoạch. Tương tự, diện tích lúa tại An Giang cũng tăng 6% so với kế hoạch.

  • Thái Nguyên có gần 260 làng nghề chè

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành quyết định công nhận thêm 5 làng nghề chè trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, Thái Nguyên có 256 làng nghề chè, chiếm hơn 92% tổng số làng nghề toàn tỉnh. Các làng nghề đang giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động, với mức thu nhập bình quân mỗi tháng dao động từ 4,5-5 triệu đồng/người. Từ nay đến năm 2025, địa phương này tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ làng nghề, phấn đấu công nhận mới 12 làng nghề, có trên 70% số làng nghề hoạt động hiệu quả và có ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được phân hạng OCOP...

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, theo báo cáo của Tổ chức Thú y Thế giới, 10 tháng đầu năm 2023, trên toàn thế giới có trên 4.600 ổ dịch bệnh lở mồm long móng tại 8 quốc gia châu Phi và 15 quốc gia châu Á. Tại Việt Nam, 9 tháng đầu năm nay, cả nước xảy ra 21 ổ dịch lở mồm long móng ở 11 tỉnh, thành phố với trên 700 con gia súc mắc bệnh và gần 30 con chết, phải tiêu hủy. Khẳng định, vào các tháng cuối năm, nguy cơ nhiều loại dịch bệnh, trong đó có bệnh lở mồm long móng xuất hiện và gia tăng mạnh, ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT chia sẻ:

Băng:

Duy Học

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 3/11/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Sau đó, Họp Ban cán sự Đảng bộ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị phòng chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2023. Dự buổi làm việc của Đoàn giám sát. Dự họp ban cán sự Đảng Bộ. Sau đó, Tiếp đoàn cấp cao Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với Trường Cao đẳng Cơ giới xây dựng Việt Xô. Làm việc với Đoàn Giám sát. Sau đó, họp ban cán sự Đảng Bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đi công tác tại tỉnh Hòa Bình. Sau đó, họp ban cán sự Đảng Bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị tiếp tục chuyến công tác nước ngoài.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Họp Tổ công tác Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Tiếp Đoàn công tác của ADB. Sau đó, cùng họp Ban cán sự Đảng bộ.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Bệnh lở mồm long móng có nguy cơ gia tăng mạnh vào cuối năm

Bệnh lở mồm long móng có nguy cơ gia tăng mạnh vào cuối năm; Chuyển tư duy khai thác thủy lợi sang cung cấp dịch vụ thủy lợi; Đầu tư gần 850 tỷ đồng xây dựng đê biển Tây; Thanh Hóa tích tụ ruộng đất, thu nhập đến 500 triệu đồng/ha.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'