Bón phân trùn quế góp phần giảm rụng quả sầu riêng

Trong khi nhiều vườn sầu riêng của người dân Đắk Lắk bị rụng trái, các chủ vườn lo lắng mất mùa thì có những vườn vẫn phát triển tốt nhờ sử dụng phân trùn quế.

Minh Quý  | 10:51 22/05/2024

Bón phân trùn quế góp phần giảm rụng quả sầu riêng

Tự động

Bón phân trùn quế góp phần giảm rụng quả sầu riêng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ

Thưa quý vị và bà con! Hiện nay Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng nhiều diện tích sầu riêng đang bắt đầu kết quả. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích sầu riêng bắt đầu rụng quả. Nhiều vườn sầu riêng của người dân bị “sốc nhiệt” quả rụng la liệt dưới gốc. Có nhiều vườn rụng đến 60%, nguy cơ mất mùa.

MC2: Trong khi nhiều vườn sầu riêng của người dân tại Đắk Lắk bị rụng trái, các chủ vườn lo lắng mất mùa thì có nhiều vườn vẫn giữ được trái. Giữa trưa, dẫn phóng viên tham quan vườn sầu riêng hơn 1ha của gia đình, ông Phạm Trường Giang ở huyện Krông Búk vui vẻ cho biết, nhờ bón phân trùn quế nên vườn sầu riêng không bị rụng. Ông Giang cho biết, gia đình bắt đầu sử dụng phân trùn quế từ hơn một năm nay. Từ khi sử dụng phân này cũng hơn một năm nay vườn sầu riêng của gia đình cũng chưa bao giờ sử dụng loại thuốc hóa học nào.

PV1: Mình đầu tư toàn trùn quế Tây Nguyên, từ năm ngoái đến giờ chưa bao giờ dùng thuốc bảo vệ thực vật trên cây sầu riêng, cái này chính xác 100%. Cuốn dai, mập cuốn, trái thì xanh vì trùn quế Tây Nguyên có một loại enzym. Nhờ có trùn quế chứ nếu sản xuất như những năm trước thì sẽ rụng nhiều vì năm nay nhiệt độ cao. (Ông Phạm Trường Giang, ngụ thị trấn Pơng Đ’rang, huyện Krông Búk).

MC: Tương tự, ông Phan Thăng Long (ngụ thị trấn Pơng Đ’rang, huyện Krông Búk) cũng bắt đầu sử dụng phân trùn quế hơn một năm. Theo ông Long không có loại phân nào tốt như phân trùn quế. Sau khi sử dụng, cây sầu riêng cho lá xanh tốt, khỏe từ đó giữ được trái. Năm nay trong khi các vườn xung quanh bị rụng trái la liệt thì đến nay vườn của gia đình ông Long chưa bị rụng quả nào. Để đảm bảo cho quả chất lượng, cây phát triển tốt ông Long phải cắt bớt.

PV2: Trùn quế mới biết đến đây nhưng sau khi sử dụng thực tế thì mới thấy chất lượng, giá trị không có loại phân nào qua. Hiện tại sầu riêng xung quanh rụng hết, Đắk Lắk năm nay có thể mất mùa nhưng riêng vườn của gia đình chưa rụng quả nào phải cắt tỉa bớt. Một phần cũng nhờ phân trùn quế nên cây xanh tốt, giữa được giàn lá, cành nên bây giờ chỉ cần tưới nước. (Ông Phan Thăng Long, ngụ thị trấn Pơng Đ’rang, huyện Krông Búk).

MC: Theo ông Nguyễn Kim Tiền, Giám đốc Công ty cổ phần phân bón hữu cơ trùn quế Tây Nguyên cho biết, thành phần chủ yếu của dịch trùn quế là acid amin, trung vi lượng và vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Dịch trùn quế được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng, chất dẫn xuất làm tăng hiệu lực của các nguồn dinh dưỡng khác, tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác như đạm, lân, kali, phân vi lượng,… Qua khảo sát các vườn sử dụng phân trùn quế thì cây phát triển tốt, nhất là đợt này sầu riêng không bị sốc nhiệt, rụng trái như các vườn khác.

PV3: Trong các vườn năm vừa rồi sử dụng phân trùn quế thì số lượng trái bị rụng rất là ít. Như đợt mưa vừa rồi các vườn rụng hết nhưng như vườn sử dụng phân không bị rụng. Nhưng người nông dân ở đây sử dụng phân trùn quế phản hồi rất tốt. (Ông Nguyễn Kim Tiền, Giám đốc Công ty cổ phần phân bón hữu cơ trùn quế Tây Nguyên).

MC: Thưa quý vị và bà con, toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 30.000 ha sầu riêng, diện tích đứng đầu cả nước. Để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk cần tập trung sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốtVietGAP, GlobalGAP, HACCP, ISO:22.000... Trong đó, người dân sản xuất theo hướng bền vững, sử dụng các loại phân thuốc sinh học, trong đó có phân trùn quế giúp cho cây phát triển tốt, nâng cao được chất lượng của sản phẩm.

Phân trùn quế với 100% hữu cơ, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của nhiều loại cây. Phân trùn quế có khả năng cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cây như đạm, lân, kali, mangan, đồng, kẽm, sắt... nên khi sử dụng, bà con nông dân có thể tiết kiệm chi phí bón các loại phân khác mà vẫn đạt hiệu quả cao.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Theo Bộ NN-PTNT, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của cả nước hiện chỉ ở mức khoảng 175.000 héc ta, với kim ngạch chỉ trên dưới 350 triệu đô la Mỹ. diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam hiện chiếm chưa đến 1,5% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, kim ngạch của sản phẩm hữu cơ chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước. ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt lý giải nguyên nhân khiến việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và lúa gạo hữu cơ nói riêng “chưa lớn”. Ngoài ra, việc canh tác lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng có tỷ lệ rất thấp. Do số lượng ít dẫn đến lợi nhuận của mô hình này cũng không cao.

MC 2: tin 2

Thời gian qua, hoạt động ứng dụng chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp tiếp tục được tỉnh Lào Cai triển khai hiệu quả. Đến nay tỉnh đã cập nhật thông tin của 146 chuỗi sản phẩm trên Hệ thống thông tin quản lý chuỗi nông sản an toàn. Việc phát triển các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận hữu cơ tiếp tục duy trì, phát triển theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Hết quý I/2024 đã có 932 ha rau, cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP 157 ha dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO; 5.368 ha cây trồng đạt tiêu chuẩn hữu cơ; 46 nhãn hiệu tập thể, 17 nhãn hiệu chứng nhận, 2 chỉ dẫn địa lý; 205 sản phẩm chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.

MC 1: tin 3

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh Thanh Hoá, đến nay, toàn tỉnh có 13 HTX nông nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, với các sản phẩm chủ yếu là rau an toàn, trồng nấm, sản xuất mật ong, dược liệu và đông trùng hạ thảo. Ngoài ra còn một số HTX tham gia sản xuất, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp đối với sản xuất lúa hữu cơ. Các HTX sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh đều tập trung ứng dụng công nghệ sinh học trong việc cung cấp dinh dưỡng, duy trì thiên địch, xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng, góp phần tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, sản xuất hữu cơ đòi hỏi chi phí rất cao, không phải HTX nào cũng đủ tiềm lực kinh tế để phát triển lâu dài. Thêm vào đó, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được coi là sản phẩm có tiêu chuẩn cao nên giá thành sản xuất cao, từ đó phần nào kén người dùng, đòi hỏi phải có doanh nghiệp bao tiêu thì mới bảo đảm thu nhập cho thành viên...

MC 1: Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Nhạc

 

Tự động

Bón phân trùn quế góp phần giảm rụng quả sầu riêng

Trong khi nhiều vườn sầu riêng của người dân Đắk Lắk bị rụng trái, các chủ vườn lo lắng mất mùa thì có những vườn vẫn phát triển tốt nhờ sử dụng phân trùn quế.

Minh Quý

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông