Buôn Choah rộn ràng với giống lúa TBR39
Nhận thấy yêu cầu thực tiễn của sản xuất về việc áp dụng giống lúa chất lượng và quy trình canh tác bền vững, hai năm nay, giống lúa TBR39 đã được trồng thử nghiệm tại cánh đồng Buôn Choah thuộc xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông và mang lại hiệu quả cao.
Minh Quý | 12:01 03/10/2023
Buôn Choah rộn ràng với giống lúa TBR39
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radip.
Thưa quý vị và bà con! Giữa đại ngàn Tây Nguyên, cánh đồng Buôn Choah thuộc xã Buôn Choah, huyện Krông Nô là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Đắk Nông, với diện tích gieo trồng lúa nước trên 700 ha. Và để cánh đồng Buôn Choah tiếp tục mang lại nhiều giá trị cho bà con nơi đây, việc triển khai trồng các loại giống lúa chất lượng, áp dụng quy trình canh tác bền vững là điều hết sức cần thiết. Nhận thấy yêu cầu đó của thực tiễn sản xuất, hai năm gần đây, Công ty TNHH Thaibinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên đã triển khai trồng thử nghiệm giống lúa TBR39 tại cánh đồng này. Từ năm đầu tiên chỉ trồng thử nghiệm hơn 2ha, đến năm thứ 2 diện tích đã tăng lên gấp 5 lần. Sau 2 năm triển khai, giống lúa TBR39 đã chứng tỏ được năng suất cũng nhưng chất lượng gạo vượt trội so với các giống truyền thống.
Nhạc nền:
MC: Bà Nguyễn Thị Thuần (ngụ thôn Ninh Giang, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, Đắk Nông) là một trong 17 hộ tham gia mô hình “Thâm canh giống lúa mới chất lượng cao theo hướng hữu cơ kết hợp sử dụng chế phẩm xử lý gốc rơm rạ trên đồng ruộng” trên giống lúa TBR39 của Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp huyện Krông Nô. Bà Thuần khi tham gia mô hình được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông qua các điểm trình diễn mô hình cho các tổ chức HTX, hộ nông dân, chia sẻ thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình: (Băng 1)
Băng 1: Được HTX lúa gạo Buôn Choah cho làm giống lúa TBR39 trên diện tích 2,5 sào. Trong quá trình gieo sạ thì tôi cũng làm theo cách truyền thống, cũng chưa có kinh nghiệm nhiều về giống mới. Theo đó, sạ xong rồi xịt thuốc mầm và 20 ngày rãi phân một lần. Theo quy trình vụ Đông – Xuân tôi rãi 3 lần phân, xịt thuốc thì chỉ xịt hậu nãy mầm thôi. Nhìn bông thì đẹp rồi, nó nổi trội hơn giống lúa chúng tôi làm và thu hoạch vừa rồi.
MC: Năm nay Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Krông Nô triển khai mô hình trên diện tích 10ha ở 2 HTX tại xã Buôn Choah. Mô hình nhằm giúp nông dân nắm vững được kỹ thuật và áp dụng tốt vào thực tế để sản xuất lúa có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Làm cơ sở bổ sung cơ cấu giống lúa của huyện trong thời gian tới, giúp người nông dân đa dạng trong việc lựa chọn giống. Giúp người dân nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của nông dân trồng lúa trên địa bàn xã Buôn Choah. Đồng thời mô hình hạn chế tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng gây lãng phí nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường bằng cách xử lý các chế phẩm sinh học sau mỗi vụ thu hoạch từ đó làm giảm độ phèn cho đất, cung cấp chất hữu cơ cho đất, tạo nguồn dinh dưỡng dồi dào: (Băng 2)
Băng 2: Vụ hè thu năm 2023 Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Krông Nô phối hợp với 2 HTX trên địa bàn xã Buôn Choah triển khai mô hình thâm canh giống lúa TBR39 theo hướng hữu cơ, kết hợp xử dụng chế phẩm xử lý gốc rơm rạ với quy mô 10ha và 17 hộ tham gia. Qua triển khai nhận thấy giống lúa phù hợp với điều kiện đất đai canh tác của địa phương. Tuy nhiên vụ Hè – Thu thời tiết bất lợi nên giống nhiễm sâu bệnh, năng suất chưa đạt như kỳ vọng. Trong thời gian tới Trung tâm phối hợp với địa phương và cán bộ kỹ thuật của công ty tiếp tục theo dõi để có đánh giá cụ thể hơn về giống. Nhưng nhìn chung nhận thấy giống lúa TBR39 có độ dài bông, độ mảy, tương đối cứng cây, gạo thì thơm, dẻo.
MC: Giống lúa TBR39 được sản xuất thử nghiệm tại cánh đồng Buôn Choah gặp nhiều bất lợi về thời tiết nhưng đã cho năng suất vượt trội. Những giống lúa truyền thống năm nay do thời tiết không thuận lợi nên giảm năng suất rất nhiều, nhưng giống lúa TBR39 cây vẫn xanh tốt, chiều dài bông trên 30cm, trung bình số hạt lúa trên bông đạt trên 200 hạt. Năng suất ước đạt cho mô hình thử nghiệm là hơn 11 tấn/ha. Từ những hiệu quả đạt được, thời gian tới công ty sẽ tiếp tục cho nhân rộng mô hình giống lúa TBR39 tại các địa phương khác tại tỉnh Đắk Nông và Tây Nguyên: (Băng 3)
Băng 3: Trong thời gian vừa qua chúng tôi được biết Buôn Choah là xã trọng điểm lúa của huyện Krông Nô nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung. Trong quá trình đó thì công ty tiếp tục vụ Đông – Xuân năm 2023 – 2024 nhằm mở rộng mô hình. Đây là một trong những địa phương có khí hậu rất là đặc biệt cho việc phát triển lúa gạo. Đặc biệt, gạo Buôn Choah rất là ngon so với những vùng khác. Đây cũng là ưu điểm để công ty mở rộng TBR39 so với những vùng khác nhằm cung cấp gạo tại địa phương.
MC:
Thưa quý vị và bà con, Buôn Choah không chỉ là xã có diện tích lúa gạo lớn nhất tỉnh Đắk Nông mà địa phương này cũng được quy hoạch khu vực sản xuất lúa gạo hữu cơ trọng điểm của tỉnh. Tuy nhiên, người dân liên tục sản xuất một giống lúa trong thời gian dài dẫn nên không còn phù hợp. Việc giống lúa TBR39 được triển khai tại địa phương sẽ là phương án thay thế những giống lúa cũ vì sau thời gian triển khai, TBR39 đã cho thấy sự phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại đây.
Nhạc
MC1: Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!
Buôn Choah rộn ràng với giống lúa TBR39
Nhận thấy yêu cầu thực tiễn của sản xuất về việc áp dụng giống lúa chất lượng và quy trình canh tác bền vững, hai năm nay, giống lúa TBR39 đã được trồng thử nghiệm tại cánh đồng Buôn Choah thuộc xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông và mang lại hiệu quả cao.
Minh Quý
Tin liên quan
Các chương trình
Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.
Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.