Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc

Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc; Giá trị nông nghiệp là quá trình cống hiến của người nông dân; Bảo vệ vườn dừa trước sâu đầu đen.

Quỳnh Anh  | 

Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc

Tự động

Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Giá trị nông nghiệp là quá trình cống hiến của người nông dân
  • Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc
  • Khởi động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Đồng Tháp
  • Sơn La: Sạt lở đất khiến 3 người thương vong
  • Bảo vệ vườn dừa trước dịch sâu đầu đen
  • Kiên Giang: gần 580 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
  • Hà Tĩnh có gần 6.200 bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng
  • Hỗ trợ nông dân trồng và liên kết tiêu thụ 24 ha dứa rải vụ

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Giá trị nông nghiệp là quá trình cống hiến của người nông dân

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và đoàn công tác đã đến khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Nam. Tại đây, Bộ trưởng đã chia sẻ với bà con về câu chuyện xây dựng hình ảnh nông nghiệp gắn với sản phẩm hàng hóa. Và cho rằng, giá trị nông nghiệp không dừng lại ở GDP mà là sự cống hiến trong cả quá trình của người nông dân, người sản xuất. Lấy ví dụ về cách làm nông nghiệp của nông dân Nhật Bản, Bộ trưởng bày tỏ, cần đưa hình ảnh người nông dân thành “nghệ nhân” tạo ra 1 loại nông sản đặc biệt, giá trị hơn. Bộ trưởng hi vọng nông sản Hà Nam sẽ được lan tỏa rộng rãi, để người dân nơi đây có thể tự hào về giống lúa, câu chuyện quê hương và con người quê hương mình.

  • Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc

Cũng trong tuần qua, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và Hiệp hội Sắn Việt Nam tổ chức Hội nghị Sản xuất sắn trên đất dốc các tỉnh phía Bắc. Theo thông tin tại Hội nghị, năm 2023, diện tích sắn toàn quốc đạt trên 511.000 ha; trong đó diện tích sắn các tỉnh phía Bắc đạt gần 160 nghìn ha. 19 tỉnh có diện tích trồng sắn lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có tổng diện tích sắn trồng trên đất dốc đạt gần 130.000 ha, chiếm hơn 80% tổng diện tích sắn toàn miền. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung yêu cầu yêu cầu các viện, doanh nghiệp trong Hiệp hội Sắn Việt Nam tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc, có quy trình hoàn thiện để người trồng sắn dễ áp dụng thực tế. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi đến quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Khởi động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Đồng Tháp

Cục Trồng trọt phối hợp với Sở NN-PTNT Đồng Tháp vừa tổ chức khởi động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanhĐBSCL đến năm 2030. Lễ khởi động Đề án diễn ra tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi (xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười. HTX tham gia mô hình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp với diện tích 50ha gồm 24 hộ dân tham gia từ vụ hè thu, thu đông 2024 và vụ đông xuân 2025. Nông dân tham gia mô hình được nhà nước hỗ trợ 50% chi phí vật tư như giống, phân bón, chế phẩm sinh học phân hủy rơm rạ, chi phí cơ giới hóa, drone phun thuốc. 50% chi phí còn lại được huy động từ nguồn hỗ trợ xã hội hóa.

  • Sơn La: Sạt lở đất khiến 3 người thương vong

Theo báo cáo từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ sạt lở nặng, thông tin ban đầu xác nhận 1 người tử vong, 2 người bị thương. Vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng 10/8 tại bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Cung trượt dài đến hàng trăm mét, trượt từ trên đỉnh núi xuống, vùi lấp toàn bộ 1 căn homestay ở sườn đồi. Thi thể nạn nhân bị vùi lấp đã được tìm thấy và đưa về nhà xác Bệnh viện Đa khoa Bắc Yên. Huyện Bắc Yên cũng đã chỉ đạo lực lượng cứu nạn, thăm hỏi, động viên và chia buồn với gia đình nạn nhân.

  • Bảo vệ vườn dừa trước dịch sâu đầu đen

Trước tình trạng sâu đầu đengây hại trên nhiều vườn dừa tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Để tránh dịch lây lan và gây thiệt hại lớn cho nhà vườn, ngành Nông nghiệp đang phối hợp với chính quyền địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp dập dịch. Cụ thể Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, dịch bệnh sâu đầu đen đang xuất hiện nhiều trên địa bàn huyện Chợ Gạo với tổng diện tích 211 ha dừa bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh rất nặng, từ 60% - 70%; có một số khu vực tỷ lệ nhiễm bệnh 100%. Trong đó, có một số diện tích dừa bị nhiễm nặng gần như không còn khả năng phục hồi. Ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp  cùng Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và UBND huyện Chợ Gạo quyết tâm dập dịch trong thời gian sớm nhất, không để lây lan diện rộng, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.

  • Kiên Giang: gần 580 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Kiên Giang, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội xuân năm 2024, tỉnh đã tổ chức 244 đoàn kiểm tra đối với gần 3.800 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Qua đó, phát hiện hơn 300 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, xử phạt hành chính 11 cơ sở. Riêng trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, diễn ra từ ngày 15/4-15/5, toàn tỉnh đã thành lập 162 đoàn kiểm tra đối với hơn 2.700 cơ sở. Kết quả kiểm tra phát hiện 276 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 11 cơ sở với số tiền trên 10 triệu đồng.

  • Hà Tĩnh có gần 6.200 bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng

Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích đất trồng trọt khoảng 100.000ha. Trong đó, diện tích sản xuất cây trồng chủ lực như lúa, cam, bưởi, chè, rau… chiếm khoảng 60 – 70%. Để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại trong các vụ sản xuất, bình quân mỗi năm bà con trong tỉnh sử dụng khoảng 232 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng lượng lớn thuốc BVTV trong nhiều năm liền đe dọa môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là chất lượng sản phẩm nông sản. Những năm gầy đây, để giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV hóa học lên đồng ruộng, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh khuyến khích nông dân chuyển sang sử dụng thuốc BVTV sinh học. Đồng thời, xây dựng các bể chứa bao gói thuốc BVTV ngay tại đồng ruộng để xử lý theo đúng quy trình. Theo tổng hợp của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, hiện toàn tỉnh đã xây dựng được 6.195 bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

  • Hỗ trợ nông dân trồng và liên kết tiêu thụ 24 ha dứa rải vụ

Trong 2 năm, 2024 – 2025, Sở NN-PTNT Lào Cai sẽ hỗ trợ 44 hộ nông dân trồng và liên kết tiêu thụ 24 ha dứa rải vụvới tổng mức hỗ trợ gần 3 tỷ đồng. Theo đó, năm nay, Sở này sẽ phối hợp với các đơn vị khảo sát, xác định quy mô dự án; tư vấn, hoàn thiện xây dựng liên kết sản xuất; triển khai trồng và chăm sóc 24 ha dứa rải vụ; hỗ trợ vật tư sản xuất, tổ chức 2 lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, đóng gói, bảo quản... dứa rải vụ. Đến năm 2025, tiếp tục hỗ trợ vật tư sản xuất, giám sát, hướng dẫn chăm sóc, thu hoạch 24 ha dứa theo đúng quy trình kỹ thuật và tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, Sắn là một trong những cây trồng thuộc danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, có giá trị xuất khẩu cao, đứng thứ ba sau cà phê, lúa gạo. Trong 5 năm trở lại đây, tinh bột sắn và sắn lát có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và sắn được xem là cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ đồng bào vùng cao. Năm 2023 tổng diện tích sắn toàn quốc đạt trên 511.400 ha. Trong 19 tỉnh có diện tích trồng sắn lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có tổng diện tích sắn trồng trên đất dốc đạt gần 130.500 ha. Tuy nhiên thiện nay việc sản xuất chế biến và tiêu thụ sắn, đặc biệt là sản xuất sắn trên đất dốc vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung chia sẻ về nội dung này:

Băng

Thanh Tiến

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc

Cần nhiều hơn những mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc; Giá trị nông nghiệp là quá trình cống hiến của người nông dân; Bảo vệ vườn dừa trước sâu đầu đen.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu
Thời sự

Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu; Đóng hết cửa xả đáy thủy điện Tuyên Quang; Nấm bệnh đẩy mô hình trồng thanh long vào ngõ cụt.

Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu
Thời tiết nông vụ 18/09/2024: Các tỉnh miền Trung cần khẩn trương thu hoạch hoa màu
Thời sự

Để giảm thiểu những thiệt hại, bà con cần khẩn trương thu hoạch sớm các lứa hoa màu, đặc biệt ở những vùng trũng thấp, ven sông suối.

Thời tiết nông vụ 18/09/2024: Các tỉnh miền Trung cần khẩn trương thu hoạch hoa màu