Cần 'trợ lực' để giữ chân lực lượng thủy nông cơ sở

Những năm qua, trong khi mức lương cơ sở đã nhiều lần tăng, mức sống của người dân cũng tăng lên thì giá thủy lợi phí lại chưa một lần điều chỉnh. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi, kéo theo đó là thu nhập bèo bọt, không đảm bảo mức sống cơ bản cho lực lượng thủy nông cơ sở.

Thanh Nga - Công Điền  | 17:14 15/08/2023

Cần 'trợ lực' để giữ chân lực lượng thủy nông cơ sở

Tự động

Cần ‘trợ lực’ để giữ chân lực lượng thủy nông cơ sở

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con, từ xa xưa, trong dân gian vẫn lưu truyền câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đó là những đúc kết của một nền văn minh lúa nước phát triển rực rỡ hàng nghìn năm qua. Tất nhiên, cả 4 yếu tố đã được nêu  đều quan trọng, song nguồn nước là yếu tồ hàng đầu, tiên quyết, đánh dấu cho sự thành – bại của một mùa vụsản xuất. Tuy vậy, không phải chỗ nào cũng có nước, muốn có nước ta cần làm thủy lợi. Vậy, trong một nền nông nghiệp đang chuyển mình mạnh mẽ như hiện nay thì những người đang mang nước mát đến các cánh đồng có đời sống ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương trình ngày hôm nay nhé.

MC 2:

Nước quyết định phần lớn sự phát triển của sự sống cây trồng và để đưa được nguồn nước tưới mát cho ruộng đồng, vai trò của những công nhân thủy nông là đặc biệt quan trọng. Trước đây, khi nông dân đang mặn mà với đồng ruộng, nông nghiệp đang được quan tâm đầu tư tương xứng thì đời sống của công nhân thủy nông cũng khá ổn định. Tuy nhiên, 12 năm qua, trong khi mức lương cơ sở tăng đến 2 – 3 lần, mức sống của người dân tăng lên thì giá thủy lợi phí chưa điều chỉnh một lần nào, điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác công trình thủy lợi, kéo theo mức thu nhập bèo bọt, không đảm bảo mức sống cơ bản cho công nhân thủy nông. Câu chuyện của anh Mai Văn Đức, công nhân vận hành Đập Làng, xã Hương Thủy, Huyện Hương Khê, thuộc Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh là một ví dụ điển hình.

Anh Đức đầu quân cho công ty thủy lợi Nam Hà Tĩnh đến nay đã hơn 1 thập kỷ, trong quãng thời gian ấy, mùa hè anh trực xuyên đêm để vận hành tưới nước chống hạn cho lúa; mùa mưa lũ chèo thuyền trực vận hành hồ chứa để đảm bảo an toàn cho công trình. Công việc vừa nguy hiểm vừa vất vả nhưng đến hiện tại thu nhập người đàn ông có 12 năm công tác nhận được hàng tháng chỉ vỏn vẹn trên dưới 5 triệu đồng. Anh Đức bảo, đã có những lúc vợ anh đề nghị anh nghỉ làm công nhân thủy lợi, vào miền Nam tìm kiếm việc làm khác nhưng vì yêu nghề anh vẫn cố bám trụ đến tận bây giờ, tuy nhiên khi nhắc đến thu nhập anh Đức không khỏi chạnh lòng vì đồng lương ít ỏi của anh không thể đủ trang trải chi tiêu trong gia đình và nuôi hai đứa con còn tuổi ăn tuổi học. Thậm chí đến căn nhà trú mưa che nắng cũng phải cậy nhờ đến bố mẹ hai bên gia đình gây dựng cho.

Băng

Anh Mai Văn Đức nghẹn ngào nói: Trích băng anh Đức

MC 2:

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, khoảng 5 năm trở lại đây, không ít công nhân dù đã gắn bó với công ty hàng chục năm nhưng vẫn quyết tâm xin nghỉ để đi tìm việc làm khác vì thu nhập của công nhân thủy lợi quá bèo bọt. Mặc dù ban lãnh đạo công ty đã vận dụng hết các nguồn lực để nâng cao đời sống cho anh em công nhân nhưng do giá dịch vụ thủy lợi quá thấp, 12 năm không có sự điều chỉnh cộng với tác động của việc cắt chính sách hỗ trợ giá dịch vụ công ích đối với các xã miền núi trên địa bàn Hà Tĩnh nên hoạt động kinh doanh của công ty càng gặp nhiều khó khăn. Nguồn lực cân đối để sửa chữa công trình hạn chế, các chế độ chính sách như tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ đều phải cắt giảm so với quy định.

Băng:

Ông Nguyễn Thế Hùng nói: Trích băng ông Hùng.

MC  2:

Chia sẻ với Nongnghiep Radio, từ cơ quan quản lý nhà nước cho đến doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác vận hành công trình thủy lợi đều bày tỏ mong muốn Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh sẽ có những sự quan tâm thiết thực về cơ chế, chính sách để nâng cao đời sống cho lực lượng thủy nông cơ sở. Trước tiên là điều chỉnh giá dịch vụ thủy lợi, sau đó có thể là những chính sách về đầu tư nguồn lực sửa chữa công trình, hỗ trợ giá dịch vụ đối với các xã miền núi, vùng sâu vùng xa; trợ cấp làm thêm giờ ..vv Đại diện cho hàng chục công nhân công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh nêu kiến nghị, ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Công ty cho biết:

Băng ông Trần Mạnh Cường

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, từ những thực trạng vừa được đưa ra, có thể thấy rằng, với một tỉnh có đến gần 80% dân số sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp như Hà Tĩnh thì việc Chính phủ, Bộ NN-PTNT và tỉnh Hà Tĩnh xây dựng các chính sách “trợ lực” cho lực lượng thủy nông cơ sở lúc này là cấp bách và cần thiết để giữ chân công nhân thủy lợi gắn bó với ngành. Chỉ khi nào đời sống của người công nhân được đảm bảo thì lúc đó họ mới an tâm bám nghề, góp phần thúc đẩy “tam nông” phát triển bền vững.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị cùng đến một số tin vắn về lĩnh vực Thủy lợi vừa diễn ra

MC 1:

Tin 1: Thưa quý vị và bà con, Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố phát sinh 34 vụ vi phạm pháp luật đê điều. Mặc dù các cấp, ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc xử lý, nhưng 8 tháng qua, các địa phương mới xử lý được 7 vụ, trong đó có 4 vụ phát sinh trong năm 2023 và 3 vụ phát sinh trong năm 2022. Tính từ năm 2022 đến nay, các quận, huyện, thị xã chưa xử lý dứt điểm 85 vụ.

MC 2:

Tin 2: TP Hải Phòng hiện có gần 7.000 km kênh mương và hơn 700 điểm xả nước thải vào công trình thủy lợi. Hiện nay, tình trạng vi phạm hành chính thủy lợi hoặc xâm hại đến công trình thủy lợi như: xả nước thải trái phép, đổ vật liệu, lấn chiếm diện tích hành lang trình thủy lợi để xây dựng lều quán, các công trình của các dự án… có xu hướng tăng ở các khu vực ven đô. Song, Hải Phòng là một trong số ít các địa phương sớm có “Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi và đê điều”. Nhờ đó mà thời gian qua, cơ quan chức năng đã xử lý được hàng loạt hành vi phạm hành chính thủy lợi và các hành vi xây dựng, lấn chiếm trong phạm vi công trình thủy lợi. MC 1:

Tin 3: Tuyến đê Thượng Mỹ Trung, tỉnh Quảng Bình được đầu tư xây dựng vào năm 2007 và đã được đưa vào sử dụng năm 2012. Đây là hệ thống đê bao, cống thủy lợi, trạm bơm ở hai bên sông Kiến Giang, có nhiệm vụ ngăn mặn, ngăn lũ và tiêu úng cho hàng ngàn ha lúa của các địa phương thuộc hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Sau hơn 10 năm chống chọi với thiên tai, tuyến đê này đã xuống cấp. Hai mái đê bị nứt, sập không còn độ vững chắc. Mặt đê bị xói mòn, các cống bị xói lở, cửa cống bị cong, vênh không còn sử dụng được. Do đó, một số trận lũ đã gây ngập úng diện tích đông xuân của các địa phương trong vùng. Đỉnh điểm là vụ đông xuân 2022, hơn 600ha lúa bị ngập không thể tiêu úng được. Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Bình đã bố trí nguồn vốn để xây mới, sửa chữa, khắc phục 8 cống thủy lợi bị hư hỏng nặng, không vận hành được với tổng mức đầu tư 12 tỷ.

  MC 1:

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.         

Thanh Nga – Công Điền

Tự động

Cần 'trợ lực' để giữ chân lực lượng thủy nông cơ sở

Những năm qua, trong khi mức lương cơ sở đã nhiều lần tăng, mức sống của người dân cũng tăng lên thì giá thủy lợi phí lại chưa một lần điều chỉnh. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi, kéo theo đó là thu nhập bèo bọt, không đảm bảo mức sống cơ bản cho lực lượng thủy nông cơ sở.

Thanh Nga - Công Điền

Tin liên quan

Các chương trình

Kết nối doanh nghiệp với nông dân trên hành trình phát triển bền vững
Thời sự

Kết nối doanh nghiệp với nông dân để phát triển bền vững; Thiên tai năm 2024 khiến hơn 500 người chết, mất tích; Bắc Kạn hỗ trợ xóa hơn 3.000 nhà tạm, nhà dột nát.

Kết nối doanh nghiệp với nông dân trên hành trình phát triển bền vững
Thời tiết nông vụ ngày 19/12/2024: Bắc bộ chìm trong khối khí lạnh khô
Thời sự

Vùng núi cao ở khu vực Tây Bắc bộ chìm trong cái rét sâu, có nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ. Ban ngày, trời nắng ấm hơn với nhiệt độ 20-23 độ.

Thời tiết nông vụ ngày 19/12/2024: Bắc bộ chìm trong khối khí lạnh khô