Cây thuốc quý hữu cơ đưa người Dao vùng cao thoát nghèo

Tỉnh Hà Giang đã từng bước hình thành các chuỗi sản xuất dược liệu hữu cơ, từ đó mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Xuân Hào  | 19:19 22/12/2023

Cây thuốc quý hữu cơ đưa người Dao vùng cao thoát nghèo

Tự động

Cây thuốc quý hữu cơ đưa người Dao vùng cao thoát nghèo

HUU CO 03

  MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con! Sản phẩm nông sản đặc hữu, bản địa thường được người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi những sản phẩm nông sản này, ngoài tính đặc sắc của văn hóa vùng miền còn được khai thác và nuôi trồng theo hướng thuận tự nhiên. Chính vì vậy, nếu có hướng phát triển đúng đắn các sản phẩm này có thể mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân sở tại. Là địa phương có nhiều dư địa để phát triển các sản phẩm bản địa, thời gian gần đây tỉnh Hà Giang đã từng bước phát huy lợi thế, tăng cường quảng bá, dần hình thành các chuỗi sx gắn với thị trường, nhờ vậy nhiều sản phẩm đã mang lại giá trị kinh tế cao, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Băng chị Đanh

  MC2: Đó là những chia sẻ của chị Phàn Thị Đanh, thôn Nặm Đăm, xã Nặm Đăm, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Cũng theo chị Đanh, từ nhỏ trẻ con dân tộc Dao đã theo người lớn đi rừng, học cách phân biệt từng cây thuốc quý được xem là lộc của rừng, kể từ khi những bài thuốc dân gian trở thành sản phẩm hàng hóa nhờ HTX cộng đồng Nặm Đăm cuộc sống của người dân địa phương khấm khá hẳn.

  Giờ đây khu vực sx của HTX luôn trong không khí tất bật, người phụ trách sắp xếp phân loại từng vị thuốc quý, người cắt thuốc, người xếp thuốc lên sàn phơi trong nhà sấy, người bê củi từ sân vào khu vực nấu.

  Nặm Đăm được biết đến là nơi bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, xuất phát từ lợi thế này HTX cộng đồng Nặm Đăm được thành lập từ năm 2014 đã nghiên cứu tạo ra các sản phẩm OCOP từ nguồn cây dược liệu sẵn có và bài thuốc quý của người đồng bào, đồng thời tạo sự liên kết với người dân cùng phát triển cây dược liệu phát triển dưới tán rừng, đến nay HTX đã xây dựng được hệ thống nhà xưởng sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm với khu sơ chế, chế biến dược liệu rộng hơn 4000 m2, có nồi triết xuất bằng hơn công suất 1,5 tấn nguyên liệu 1 ngày, vườn ươm giống nhà kính rộng 1200m2 khu tắm lá thuốc.

  Theo anh Lý Tà Giáng quản lý sx tại HTX để tạo sự đa dạng các snar phẩm, HTX đã phát triển dịch vụ tắm lá thuốc phục vụ du khách, góp phần vào phát triển du lịch tại địa phương. Đồng bào từ chỗ không có việc làm, quanh năm chỉ biết làn nương rẫy cuộc sống khó khăn thì nay đời sống các họ trong thôn đã tốt hơn xưa nhờ vào việc làm thuê và bán dược liệu cho HTX, có thu nhập ổn định bà con cùng tự ý thức trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm được nuôi trồng, sản xuất theo hướng hữu cơ. Trong hơn 20 sản phẩm của HTX cộng đồng Nặm Đăm đã có 2 sản phẩm đạt 3 sao OCOP là cao atiso và trà gừng cao nguyên đá, mỗi nam HTX tạo công ăn việc làm liên tục cho 30 lao động, khoảng 15 lao động thời vụ với mức thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Băng anh Giáng

  Với lợi thế về việc phát triển Homstay của làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm các sản phẩm của huyện Quản Bạ được định hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản hữu cơ gắn với phát triển cộng đồng, hiện tại hơn 30 hộ dân trong thôn Nặm Đăm đăng ký tham gia làm du lịch, xây dựng Nặm Đăm trở thành địa điểm sản phẩm du lịch nổi tiếng.

  Ông Phạm Ngọc Pha, Phó chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chi biết, địa phương đang tích cực cùng văn phòng xây dựng nông thôn mới trung ương và tỉnh xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm thành sản phẩm OCOP quốc gia, trong đó có sự đầu tư các nguồn vốn từ trung ương và địa phương để hỗ trợ các hộ dân làm nhà homestay đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách, hiện nay các homesty trong thôn đã và đang thu hút lượng khách đến ở và sử dụng các dịch vụ ngày càng tăng.

Băng ông Pha

  MC1: Thưa quý vị và bà con, mặc dù đã có những thành công bước đầu tuy nhiên phần lớn những sản phẩm nông sản đặc hữu của huyện Quản Bạ nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung đều phát triển ở quy mô sx nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa đạt được như kỳ vọng, do đó để đánh thức được tiềm năng từ những sản phẩm nông sản đặc hữu, địa phương đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ hướng dẫn chủ thể sx chú trọng đến chất lượng, cho đến đẩy mạnh công tác quảng bá đúng trọng tâm, để người tiêu dùng thấy được giá trị những đặc trưng riêng có của các sản phẩm, đồng thời tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất./.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới hoạt động phát triển nông nghiệp hữu cơ.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, ngành nông nghiệp tỉnh này đang đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong từng lĩnh vực có thế mạnh, sản phẩm đặc thù của tỉnh. Căn cứ vào thực trạng, nhu cầu thực tế của người sản xuất, đầu ra sản phẩm của từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong từng giai đoạn, Ninh Thuận xây dựng lộ trình phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đáp ứng các quy định của Bộ NN-PTNT, các bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan. Theo đó, Ninh Thuận hướng đến hình thành diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,3 - 1,5% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh vào năm 2025, đạt từ 2 - 2,5% vào năm 2030. Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1% trong tổng diện tích đất trồng trọt vào năm 2025, đạt từ 1,5 - 2% vào năm 2030.

MC 2: tin 2

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có khoảng 22 nghìn ha diện tích trồng dừa, chỉ đứng thứ 2 sau cây lúa và ngày càng tăng, trong đó diện tích cho sản phẩm trên 18 nghìn ha, năng suất đạt 13,5 tấn/ha, sản lượng trên 244 nghìn tấn/năm. Với tốc độ phát triển nhanh về diện tích cũng như sản lượng, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Tiền Giang đã đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng dừa cho người dân theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ thông qua tập huấn, xây dựng mô hình, dự án khuyến nông. Ngành nông nghiệp cũng tạo điều kiện cho các tổ chức nông dân tiếp cận với các doanh nghiệp nhằm liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến dừa; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết xây dựng các vùng trồng dừa tại huyện Châu Thành và Chợ Gạo tiến đến cấp mã số vùng trồng, đáp ứng các yêu cầu của nước xuất khẩu.

MC 1: tin 3

Trước đây, năng suất cây lúa tại huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) rất thấp và gần như không thể cạnh tranh với các vùng khác trong tỉnh bởi nông dân còn hạn chế về kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên, từ khi tỉnh Trà Vinh triển khai đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, thông qua các lớp đào tạo về kỹ thuật canh tác, xây dựng mối liên kết với doanh nghiệp, đến nay đã mang lại những kết quả tích cực, trong đó có những mô hình nổi bật như nuôi tôm - lúa gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm tại cù lao Long Hòa (xã đảo Long Hòa, huyện Châu Thành). Theo UBND xã Long Hòa, mặc dù năng suất lúa sản xuất theo phương pháp hữu cơ bằng hoặc thấp hơn so với phương pháp truyền thống trong cùng điều kiện sinh thái nhưng giá bán lại cao hơn, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn gần gấp đôi. Cụ thể, năng suất lúa đạt mức khá cao, từ 5,3 - 5,5 tấn/ha. Lúa được doanh nghiệp liên kết thu mua, mang lại lợi nhuận gần 60 triệu đồng/ha cho mỗi vụ sản xuất.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hwuu cơ của nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Cây thuốc quý hữu cơ đưa người Dao vùng cao thoát nghèo

Tỉnh Hà Giang đã từng bước hình thành các chuỗi sản xuất dược liệu hữu cơ, từ đó mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Phóng sự

Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh
Phóng sự

Vườn cây ăn quả xanh tốt mênh mông trải dài từ thung lũng đến các sườn đồi, cho đến khu chăn nuôi được quy hoạch bài bản trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.

Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh