Chính sách nào thúc đẩy hình thành hệ sinh thái chế biến nông sản?

Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 3/3 sẽ có những thông tin nổi bật vừa diễn ra và đi tìm lời giải cho câu hỏi chính sách nào thúc đẩy hình thành hệ sinh thái chế biến nông sản?

Nông nghiệp Radio  | 07:59 03/03/2022

Chính sách nào thúc đẩy hình thành hệ sinh thái chế biến nông sản?

Tự động

Tin tức nổi bật 24h trên Nông nghiệp Radio hôm nay 3/3

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 3/3/2022 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, bảo quản, chế biến vẫn là khâu yếu trong việc đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Vậy chính sách nào để thúc đẩy phát triển lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản cho các cụm liên kết chế biến tập trung, doanh nghiệp vừa và nhỏ? Để những con “chim sẻ” lớn mạnh trở thành “đại bàng”? Ông Nguyễn Quốc Toản (Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN-PTNT) sẽ phần nào lý giải câu hỏi này.

Dưới đây sẽ là những tin tức mới nhất về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

1. Tin tức xuất khẩu thủy sản 24h qua

Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong tháng 1 năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Nga đạt 17 triệu USD, có những doanh nghiệp đã giao hàng cho đối tác ở Nga nhưng chưa nhận được tiền và đang dang băn khoăn về việc sẽ thu tiền hàng như thế nào khi Nga bị loại khỏi hệ thống Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu. Trước những diễn biến này, Bộ trưởng Bộ NN và PTNN  Lê Minh Hoan cho biết Bộ NN và PTNN và Bộ Công Thương sẽ cùng ngồi lại để xử lý các thông tin liên quan.

2. Thông tin liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine

Trả lời câu hỏi của Nongnghiep24h: Xung đột Nga – Ukraine có tạo ra cơ hội nào cho nông sản Việt Nam tại châu Âu không? Ông Như Nguyễn - Giám đốc Công ty VIEC, Hà Lan cho rằng: Đây là lúc doanh nghiệp Việt đi giành một chỗ trong thị trường EU, mà điểm đến quan trọng là Hà Lan - cửa ngõ của EU. Ngoài khí đốt (gas) thì Hà Lan cũng như châu Âu còn nhập một số lượng lớn nông sản và thuỷ sản từ Nga. Người dân Hà Lan không còn mặn mà với những sản phẩm đến từ Nga.

Tuy nhiên, đây là mặt hàng thiết yếu nên nhu cầu của người dân vẫn rất nhiều. Họ sẽ đi tìm những mặt hàng ấy tại các nước khác trên thế giới. Hơn nữa, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành hàng nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế về mặt hàng nông sản và đang phát triển mặt hàng thủy sản thì chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng về tương lai gia nhập thị trường EU rộng lớn.

Ông Như Nguyễn cho rằng, tổng giá trị Hà Lan nhập khẩu từ Nga trong năm 2019 là 40 tỷ EUR. Trong đó nông sản đạt 105 triệu EUR; thuỷ sản đạt 750 triệu EUR; đồ gỗ, thiết bị nội ngoại thất đạt 100 triệu EUR. Đây sẽ là những mặt hàng mà người dân tại Hà Lan vẫn luôn có nhu cầu nhưng nó sẽ được thay thế bởi một nguồn cung khác. Việt Nam cần giành lấy cơ hội này.

3. Tin tức thời tiết hôm nay 3/3

Hiện nay, thời tiết khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên ngày nắng nhẹ, chiều tối và đêm có sương, rải rác có mưa rào và giông, là điều kiện thuận lợi cho lúa và một số cây trồng chính sinh trưởng, phát triển. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện cho một số sinh vật gây hại phát sinh trên các nhóm cây trồng chính.  

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh trong vùng phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn xung yếu, theo dõi thời tiết, giai đoạn sinh trưởng cây trồng, điều tra dự báo chính xác tình hình sinh vật gây hại để chủ động trong phòng chống; Nắm bắt tình hình sản xuất và theo dõi các tác động bất lợi của thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng và sự phát sinh của các đối tượng sinh vật gây hại để chủ động trong chỉ đạo bảo vệ sản xuất. 

4. Tin tức thủy sản 24h hôm nay

Theo ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, thời điểm này gần kết thúc vụ cá Bắc, chuẩn bị vào vụ cá Nam, đến lúc ấy biển sẽ xuất hiện nhiều cá ngừ sọc dưa.

Do đó, dù hiện nay giá dầu đã tăng hơn 21.000đ/lít, nhưng tàu cá của bà con ngư dân Bình Định hầu hết không nằm bờ, mà đều ra khơi đánh bắt để mong có những chuyến biển bội thu sản lượng để bù vào khoản chi phí nhiên liệu. Bà con ngư dân tìm mọi cách để vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa tăng thu nhập cho chuyến biển.

Theo lão ngư Bùi Thanh Ninh, chủ 8 chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ hành nghề lưới vây rút chì kiêm câu cá ngừ đại dương ở phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định), trong bối cảnh giá dầu tăng cao như hiện nay, mô hình đánh bắt liên kết trên biển cho thấy hiệu quả thiết thực.

Tự động

Chính sách nào thúc đẩy hình thành hệ sinh thái chế biến nông sản?

Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 3/3 sẽ có những thông tin nổi bật vừa diễn ra và đi tìm lời giải cho câu hỏi chính sách nào thúc đẩy hình thành hệ sinh thái chế biến nông sản?

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng