Cho chè ‘ăn’ trứng gà

Để có những nương chè đẹp tựa thảo nguyên, anh Tô Văn Khiêm, thôn Khe Cốc (Tức Tranh - Phú Lương - Thái Nguyên) đã sử dụng trứng gà tưới xuống gốc chè.

Đào Thanh  | 

Cho chè ‘ăn’ trứng gà

Tự động

Lạ lẫm người đàn ông cho chè ‘ăn’ trứng gà

MC1:

Thưa quý vị và bà con! Việc anh nông dân Tô Văn Khiêm ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên lấy trứng gà bón cho những nương chè để làm nông nghiệp hữu cơ là câu chuyện khá lạ lẫm. Nhưng chính sự lạ lẫm ấy đã tạo cho vùng chè Tức Tranh có thương hiệu và xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Mời quý vị và bà con lên xứ chè Thái Nguyên để cùng phóng viên Đào Thanh tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện lạ lẫm này.

MC2: Thôn Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đẹp tựa thảo nguyên với đầy chè và gió mát. Lũ ong rủ nhau từng tốp đến lấy mật từ nhụy hoa chè. Anh Tô Văn Khiêm, Giám đốc Hợp tác xã Chè an toàn Khe Cốc bảo, loài ong tinh và thính lắm, nếu hoa không sạch, chúng không tìm đến đông như thế. Chúng say sưa hút mật như thể con người say sưa vị trà của vùng núi đồi nơi đây.

Để có những nương chè ấy, anh Khiêm đã thu mua trứng gà thải loại, gồm trứng ấp non, ấp hỏng rồi mang về pha loãng bằng nước và tưới xuống các gốc chè. Mỗi khi đến độ thu hoạch, số chè này được phân loại riêng để tạo nên các sản phẩm đặc biệt có chất chè ngon và thơm hơn.

Trích phỏng vấn anh Khiêm 1

Cũng chính cái việc làm lạ lẫm cho chè “ăn” trứng gà ấy của anh Khiêm đã tạo cơ hội để cây chè của anh được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Ngoài ra anh cũng hướng dẫn và liên kết với các hộ dân trong vùng làm chè hữu cơ xuất khẩu sang châu Âu. Nhưng để được bạn hàng châu Âu chấp nhận, HTX của anh Khiêm lựa chọn nguồn chè rất khắt khe.

 Như năm vừa rồi để đảm bảo có 13 tấn chè xuất khẩu cho đối tác ở Châu âu, đối tác yêu cầu phải đặt cược với hơn 100 triệu đồng/tấn để tạo mối giàng buộc giữa 2 bên. Nếu không đạt tiêu chuẩn thì lô chè sẽ bị tiêu hủy, HTX mất hơn 10 tỷ tiền chè và khoảng 1,5 tỷ tiền đặt cọc. Như thế nếu HTX không đảm bảo chè đủ tiêu chuẩn an toàn, rủi ro sẽ rất lớn.

Trích phỏng vấn anh Khiêm 2

Theo chân Phó Chủ tịch UBND xã Tức Tranh Hoàng Ngọc Danh, chúng tôi đi trên những nương chè với chi chít búp non mơn mởn, từng cơn gió mát cuốn theo hương chè nồng đượm. Anh Hoàng Ngọc Danh chia sẻ, bao chất tinh túy của đất, của cây đổ dồn vào những búp chè non ấy, rồi qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, nó được rang, sao lên hương đậm vị của núi đồi Khe Cốc, tạo thành một vị trà riêng biệt để khi nhấp môi người ta sẽ nhớ mãi.

Vị trà từ núi đối ấy, còn là mùi của đất, của mạch nguồn sự sống, mùi của những năm tháng xa xôi lắm, khi đất vẫn còn khỏe như bản chất hoang sơ vốn có của tạo hóa.

Trích băng ông Danh

MC1: Thưa quý vị và bà con! Hiện nay HTX Chè an toàn Khe Cốc của anh Tô Văn Khiêm có 5 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm 4 sao và 2 sản phẩm 3 sao. Trung bình mỗi năm, HTX sản xuất và đưa ra thị trường khoảng 12 đến 13 sản phẩm khác nhau với giá bán dao động từ 500.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/kg. Trong đó, tập trung vào 5 dòng sản phẩm chính như trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu, matcha trà xanh và trà túi lọc.

Những người làm trà hữu cơ như anh Khiêm không chỉ mang lại sức khỏe bền vững cho đất mà còn nâng cao giá trị, thương hiệu của cây chè trên đồng đất quê hương.

MC2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số hoạt động sản xuất hữu cơ trên địa bà cả nước vừa diễn ra:

MC1: Thưa quý vị và bà con, sản xuất hữu cơ đang là hướng phát triển của nhiều địa phương nhằm xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Cùng chung xu thế đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang dần hình thành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Điều này giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ít gây tác động xấu cho môi trường, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Nhằm từng bước phát triển và nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã và đang xây dựng các kế hoạch phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ để phù hợp với tình hình của từng địa phương. Đồng thời hướng dẫn người dân, HTX, các doanh nghiệp sản xuất hiểu về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Phấn đấu từ nay đến năm 2025, Thanh Hóa có gần 200ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, từng bước làm thay đổi phương thức sản xuất và cung cấp nông sản an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

MC2: Cũng như Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch tại nhiều mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn trái, rau màu... cũng được triển khai hiệu quả. Những thành quả bước đầu đã tạo chuyển biến tích cực để hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sạch, an toàn, phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người tiêu dùng. Hiện nay Sóc Trăng đang triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tại 11 huyện, thị xã, thành phố với đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi và thủy sản tại các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

MC1: Còn tại Hà Giang, ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh này cho biết: Phát triển nông nghiệp hữu cơ được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh với sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hoặc nhóm hộ sản xuất gắn với vùng sản xuất. Các hộ có diện tích sản xuất, vùng nuôi, trồng đảm bảo triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn hữu cơ, có nhu cầu chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Đồng thời, quản lý chặt chẽ đầu vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Để hiện thực mục tiêu đặt ra, các ngành liên quan của tỉnh đang tập trung khảo sát, đánh giá ban đầu về điều kiện sản xuất tại vùng dự kiến chuyển sang sản xuất hữu cơ, thực trạng năng lực chế biến của doanh nghiệp, hợp tác xã. Xác định xây dựng vùng sản xuất hữu cơ gắn liền với cơ sở chế biến để đảm bảo mối liên kết theo chuỗi sản xuất - tiêu thụ; quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm và duy trì giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và bà con.

Tự động

Cho chè ‘ăn’ trứng gà

Để có những nương chè đẹp tựa thảo nguyên, anh Tô Văn Khiêm, thôn Khe Cốc (Tức Tranh - Phú Lương - Thái Nguyên) đã sử dụng trứng gà tưới xuống gốc chè.

Đào Thanh

Tin liên quan

Các chương trình

Tiếng thông reo trên đồi Bến Tắt
Phóng sự

Sự hi sinh này có lời nào diễn tả, sự vĩ đại của Trường Sơn huyện thoại có màu nào tô tỏ. Chỉ có nuốt vào trong lòng và cảm nhận bằng lương tri.

Tiếng thông reo trên đồi Bến Tắt
Vườn quốc gia Cúc Phương - nôi bảo tồn đa dạng sinh học
Phóng sự

Với hệ giá trị đặc biệt, từ năm 2019 - 2023, Cúc Phương đã 5 năm liên tiếp được bầu chọn và vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.

Vườn quốc gia Cúc Phương - nôi bảo tồn đa dạng sinh học