Chống hạn ngay từ đầu vụ để đảm bảo nguồn nước sản xuất

Dù được dự báo sẽ đủ lượng nước tưới điều tiết cho sản xuất vụ hè thu nhưng hiện nay, các đơn vị thủy nông và ngành nông nghiệp Quảng Trị vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp chủ động chống hạn để không bị động trước mọi tình huống thời tiết.

Võ Dũng - Thanh Nga  | 

Chống hạn ngay từ đầu vụ để đảm bảo nguồn nước sản xuất

Tự động

Chống hạn ngay từ đầu vụ để đảm bảo nguồn nước sản xuất

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con!

Đến giữa tháng 5, nông dân Quảng Trị đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa đông xuân và đang tích cực gieo cấy gần 24 nghìn ha lúa hè thu, cùng nhiều diện tích ngô, rau màu các loại. Mực nước trên các hồ đập và các đầu mối thủy lợi tại đây hiện cao hơn mức trung bình nhiều năm nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2022. Cùng với đập ngăn mặn giữ ngọt sông Hiếu đang phát huy hiệu quả, dự báo Quảng Trị vẫn sẽ đủ lượng nước để điều tiết cho sản xuất vụ hè thu. Song, để chủ động trước mọi tình huống, các đơn vị thủy nông và ngành nông nghiệp Quảng Trị cũng đang tích cực tính toán điều tiết nước, sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, thông minh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới nhằm ứng phó với nắng hạn được dự báo kéo dài trong năm nay. Phản ánh của PV Võ Dũng tại Quảng Trị.

MC 2:

Xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn (thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị được giao quản lý, vận hành 5 trạm bơm, gần 70 km kênh cấp I, trên 200 km kênh cấp II, phục vụ gieo trồng gần 8 nghìn ha lúa, màu và nuôi trồng thủy sản vụ hè thu tại các huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị.

Cuối tháng 4, khi nông dân đang tập trung thu hoạch vụ đông xuân, xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn đã cắt nước, khẩn trương lao động vệ sinh kênh mương, tu sửa bảo dưỡng máy móc thiết bị để chuẩn bị mở nước phục vụ sản xuất đúng kế hoạch. Từ ngày 8/5 các đầu mối, trạm bơm đã bắt đầu vận hành, mở nước để phục vụ nông dân gieo trồng vụ hè thu. Đến thời điểm này, nông dân trong vùng xí nghiệp phục vụ đã gieo cấy được 2 trà lúa. Dự kiến đến hết 5 này sẽ cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa hè thu.

Ông Nguyễn Tiếp, Giám đốc Xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn cho hay, mực nước tại các hồ đập và các đầu mối thủy lợi thấp hơn cùng kỳ năm 2022 nhưng xí nghiệp đã xây dựng phương án điều tiết nước và chống hạn theo từng cấp độ.

Băng

MC 2:

Dự báo trong vụ hè thu đến cuối năm 2023, nguy cơ El Nino xuất hiện. Tình hình hạn hán có thể ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước sản xuất vụ đông xuân 2023-2024. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy lợi Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo để có những giải pháp ứng phó, chống hạn ngay từ đầu vụ hè thu. Ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Trị cho hay.

Băng

MC 2:

Cùng chia sẻ về nội dung này, bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cho biết, lượng mưa trong năm 2023 đến thời điểm này chỉ đạt từ 80% – 90% trung bình nhiều năm. Tình hình này có thể kéo dài và gây hạn hán nghiêm trọng. Trước thực tế trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ; sử dụng giống ngắn ngày; chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng có nguy cơ hạn hán, chưa bảo đảm nguồn nước sang cây trồng cạn phù hợp, đặc biệt là những vùng cuối nguồn nước thủy lợi thường xuyên thiếu nước trong vụ hè thu và xây dựng các phương án tưới tiết kiệm, khoa học.

Các địa phương cần khẩn trương rà soát, xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn giai đoạn 2023 – 2025, trước mắt là trong vụ hè thu 2023.

Băng

MC 1

Thưa quý vị và bà con, lượng mưa thấp so với trung bình nhiều năm, nắng nóng kéo dài kéo theo lượng nước tại các hồ đập và công trình hồ đập ở mức thấp đang khiến công tác vận hành nước sản xuất vụ hè thu tại Quảng Trị khó khăn. Tuy nhiên, với việc điều tiết nước sản xuất hợp lý, tiết kiệm, khoa học, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường công tác tưới tiết kiệm thông minh và sự vận hành hiệu quả của đập ngăn mặn giữ ngọt sông Hiếu, hi vọng vụ hè thu năm nay, nông dân Quảng Trị sẽ tiếp tục thắng lớn.

Nhạc cắt

MC 2

Bây giờ, mời quý vị và bà con cũng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Thủy lợi vừa diễn ra trên cả nước.

MC 1

Thưa quý vị, không chỉ tại Quảng Trị mà tình hình nắng nóng hiện đang diễn ra diện trộng trên cả nước, và do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài và ít mưa nên hiện nay nhiều hồ thuỷ lợi ở Quảng Ninh có mực nước thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2022, và được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm sâu.  Trước tình trạng này, các đơn vị quản lý đang triển khai giải pháp vận hành hiệu quả, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn nước gây ra. Trong đó, chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch cấp nước, phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất, cũng như sinh hoạt một cách hợp lý, tiết kiệm để tránh nguy cơ thiếu nước trong mùa nắng nóng năm nay.

Tiến Thành

MC 2

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện nay, tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và xả nước thải không đạt quy chuẩn vào hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh này diễn ra khá phổ biến và ngày càng diễn biến phức tạp. Các hành vi này đã lấn chiếm, gây hư hỏng, ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, gây ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất và đời sống, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai và dân sinh, kinh tế..., nhưng tỷ lệ các vụ vi phạm đã được xử lý chưa cao.

Vũ Đình Thung

MC 1

Thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh Kon Tum cho thấy, trước mùa mưa lũ năm nay toàn tỉnh Kon Tum có 27 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp và 14  đập thủy lợi, tràn xả lũ, cống lấy nước bị hư hỏng nặng cần được sửa chữa để đảm bảo an toàn. Để đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ năm nay, tỉnh Kon Tum tiếp tục phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sửa chữa đối với 3 công trình thủy lợi, gồm: Dự án sửa chữa đập Đăk Tua, Đăk Leng tại xã Hiếu và thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông; Dự án sửa chữa đập Đăk Ka Well tại xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum và Dự án sửa chữa đập Đăk Grấp tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi. Tổng mức đầu tư sửa chữa 3 đập thủy lợi là 3 tỷ đồng.

Quỳnh Anh

MC 1:

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Chống hạn ngay từ đầu vụ để đảm bảo nguồn nước sản xuất

Dù được dự báo sẽ đủ lượng nước tưới điều tiết cho sản xuất vụ hè thu nhưng hiện nay, các đơn vị thủy nông và ngành nông nghiệp Quảng Trị vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp chủ động chống hạn để không bị động trước mọi tình huống thời tiết.

Võ Dũng - Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng
Thời sự

Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 50 tổ phòng chống, chữa cháy rừng; Bắc Tây Nguyên phát triển vùng nguyên liệu gỗ.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng
Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023
Thời sự

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023; Xác định nguyên nhân tôm chết bất thường; Hơn 2.500 tàu cá hết hạn giấy phép khai thác thủy sản.

Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023