Chuỗi nấm hữu cơ giúp nông dân làm giàu

Sản xuất nấm hương theo hướng hữu cơ phải trải qua nhiều khâu ngặt nghèo. Nhưng mang lại giá trị cao cho người sản xuất...

Nông nghiệp Radio  | 

Chuỗi nấm hữu cơ giúp nông dân làm giàu

Tự động

Nông nghiệp hữu cơ: Nông dân làm giàu từ chuỗi nấm hương hữu cơ

Bộ NN-PTNT định hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thưa quý vị và bà con, vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, định hướng trong thời gian tới của ngành nông nghiệp là đẩy mạnh việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hữu cơ; phát triển nuôi biển công nghiệp, giảm áp lực khai thác tự nhiên... từ đó chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng xanh, sinh thái, phát triển bền vững.

Dự án Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo chia sẻ kiến thức Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam”. Theo đó, Dự án này sẽ được triển khai trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố với kinh phí thực hiện do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Mục tiêu của Dự án là tập trung thúc đẩy, nâng cao năng lực nguồn nhân lực để mở rộng cây trồng an toàn; nâng cao năng lực sản xuất và quản lý của các HTX với mục tiêu sản xuất cây trồng an toàn, đạt tiêu chuẩn hữu cơ; thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị và nâng cao năng lực thực thi đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam báo cáo 6 tháng đầu năm 2022

Ngày hôm qua (5/7), Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2022, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam có nhiều hoạt động hiệu quả và thiết thực.

Tại Hội nghị, TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nhấn mạnh, mặc dù mới bình thường hóa sau dịch bệnh Covid-19, thời tiết, nhưng nhìn chung, Hiệp hội đã có nhiều kết quả rất khẩn trương, quyết liệt rất đáng mừng.

Người đứng đầu Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho rằng, sau thời gian bị “ức chế” bởi các lý do khách quan, đây là thời điểm thuận lợi để VOAA bứt phá, vươn lên mạnh mẹ và thể hiện vai trò hàng đầu của mình về lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

Sóc Sơn, Hà Nội: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”

Thời gian qua, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội luôn xác định Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân; từ đó quan tâm chỉ đạo, chú trọng tổ chức thực hiện có hiệu quả. Ông Hoàng Chí Dũng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn cho biết, trên địa bàn huyện có rất nhiều sản phẩm có tiềm năng OCOP. Tuy nhiên, các mặt hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, huyện Sóc Sơn cũng có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ; Chăn nuôi lợn sinh học; Trồng nấm công nghệ cao… Đây là động lực quan trọng để Sóc Sơn phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho người nông dân, đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Lâm Đồng: Nhiều hộ dân, doanh nghiệp đã thực hiện các mô hình nông nghiệp hữu cơ

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, đến nay, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ nhiều hộ dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các mô hình nông nghiệp hữu cơ.

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang hoàn thiện 1 bản đồ tổng thể, thể hiện thông số về các loại cây trồng, vật nuôi, vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng 12 bản đồ hữu cơ cho từng huyện, thành phố.

Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho hay, cùng với việc xây dựng bản đồ, đơn vị cũng đã xây dựng dự thảo 17 quy trình về sản xuất hữu cơ của các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu trên địa bàn.

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng

Thưa quý vị và bà con, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang trở thành xu hướng canh tác tất yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của thị trường về các sản phẩm sạch, an toàn, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Trên thị trường, người dân đã biết đến và đang làm quen dần với các sản phẩm nông sản sạch, trong đó có nấm hương. Việc sản xuất nấm hương theo hướng hữu cơ phải trải qua nhiều quy định ngặt nghèo.

Vấn đề nguyên liệu đầu vào, nước tưới, không khí và cơ sở nhà nấm đều phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn. Trong chương trình ngày hôm nay, xin kính mời quý thính giả cùng lắng nghe câu chuyện sản xuất nấm hương hữu cơ của Công ty CP Nguyên Long, tỉnh Lâm Đồng.

Sản xuất nấm hữu cơ đã giúp nhiều hộ dân tỉnh Lâm Đồng ổn định và phát triển kinh tế

Thưa quý vị và bà con! Việc sản xuất nấm hương theo hướng hữu cơ đã giúp nhiều hộ dân tỉnh Lâm Đồng ổn định và phát triển kinh tế trong nhiều năm nay, đồng thời đảm bảo nguồn cung nấm hương cho thị trường, góp phần nâng cao giá trị của loại nông sản này và tăng khả năng tiếp cận, cạnh tranh trên nhiều thị trường.

Công ty CP Nguyên Long tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng là đơn vị đã phát triển mô hình sản xuất nấm hương hữu cơ hàng chục năm nay. Hiện tại, Công ty đã tổ chức liên kết với hơn 20 hộ dân ở vùng Lạc Dương và thành phố Đà Lạt phát triển mô hình này và đạt hiệu quả cao.

Đến năm 2021, chuỗi liên kết được Phòng NN-PTNT huyện Lạc Dương và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ hoàn thiện các quy trình, hướng đến đạt chứng nhận hữu cơ vào cuối năm 2022. Theo Tiến sĩ Trương Bình Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nguyên Long, giảng viên Khoa Sinh học Trường Đại học Đà Lạt, việc sản xuất nấm hương hữu cơ phải trải qua nhiều quy định, đặc biệt là vấn đề nguyên liệu đầu vào.

Do vậy, Công ty CP Nguyên Long đã xây dựng nhà xưởng rộng 5.000m2 để sản xuất phôi nấm. Nguồn nguyên liệu sản xuất phôi là gỗ cao su đạt chuẩn kết hợp cám lúa mì nhập khẩu.

Ngoài việc xây dựng nhà xưởng và đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn hữu cơ, Công ty CP Nguyên Long còn thực hiện hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật sản xuất và cam kết bao tiêu đầu ra, giúp người dân cải thiện thu nhập, vươn lên làm giàu. Chị Bo Niêng K'Nhiên, dân tộc Cil, ngụ xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết sản xuất nấm hương theo hướng hữu cơ vừa đơn giản lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình chị cũng như bà con xã Đưng K'Nớ.

Với chuỗi liên kết sản xuất hiện nay, mỗi tháng Công ty CP Nguyên Long cung ứng ra thị trường trên 15 tấn nấm hương tươi. Nguồn sản phẩm này được tiêu thụ bởi các đối tác ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Lạt… Tiến sĩ Trương Bình Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nguyên Long cho biết, trong thời gian tới, Công ty CP Nguyên Long sẽ mở rộng mô hình liên kết, đồng thời tập trung thực hiện chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và tăng khả năng tiếp cận, cạnh tranh thị trường.

Chuỗi liên kết sản xuất nấm hương hữu cơ tại Công ty CP Nguyên Long

Tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, chuỗi liên kết sản xuất nấm hương hữu cơ do Công ty CP Nguyên Long thực hiện là mô hình tiêu biểu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho người dân ở địa phương.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho rằng mô hình nông nghiệp hữu cơ này cũng là mô hình điểm để người dân học hỏi, làm theo nhằm thúc đẩy phong trào sản xuất sạch, tăng giá trị sản phẩm.

Thưa quý vị và bà con! Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ là vấn đề quan trọng được nhiều quốc gia quan tâm. Việc sản xuất hữu cơ không những tạo ra nguồn sản phẩm an toàn cho người dùng mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe của người trực tiếp sản xuất, bảo vệ môi trường. Mô hình sản xuất nấm hương hữu cơ của Công ty CP Nguyên Long là mô hình đạt hiệu quả cao, đang được doanh nghiệp lẫn ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng quan tâm đầu tư và phần nào đã đem lại cho bà con nơi đây cuộc sống ổn định, phát triển.

Tự động

Chuỗi nấm hữu cơ giúp nông dân làm giàu

Sản xuất nấm hương theo hướng hữu cơ phải trải qua nhiều khâu ngặt nghèo. Nhưng mang lại giá trị cao cho người sản xuất...

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi