Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Hành trình đổi mới là hành trình thuyết phục

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Hành trình đổi mới là hành trình thuyết phục; Khuyến nông cộng đồng sẵn sàng nhận nhiệm vụ; Hỗ trợ 80% người nghèo tăng năng lực sản xuất.

Quỳnh Anh  | 

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Hành trình đổi mới là hành trình thuyết phục

Tự động

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Hành trình đổi mới là hành trình thuyết phục

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động và phát triển số hóa trong ngành nông nghiệp. Ghi nhận các ý kiến của lãnh đạo và cán bộ Trung tâm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, thang điểm đánh giá chuyển đổi số cần hai yếu tố đánh giá là “sự sẵn lòng” và “sự sẵn sàng”, ngoài ra cần có một thang đánh giá nhận thức về chuyển đổi số của lãnh đạo đứng đầu đơn vị. Ngoài ra, Bộ trưởng nhấn mạnh cần có những tiêu chí cụ thể và xây dựng cốt lõi cho chuyển đổi số phục vụ quản lý cho Cục và Vụ. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Khuyến nông cộng đồng sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Cũng trong tuần qua, tại Trà Vinh, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh đã tổ chức Hội thảo “Vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” để làm rõ vai trò, nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông nói chung và khuyến nông cộng đồng nói riêng trong triển khai, thực hiện Đề án. Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam yêu cầu các tỉnh rà soát và kiện toàn lực lượng khuyến nông, đảm bảo sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đặc biệt tại các địa bàn triển khai Đề án 1 triệu ha lúa vì không có lực lượng này sẽ rất khó khăn trong thực hiện đo lường chỉ số carbon. Các địa phương cũng cần xác định chính xác số liệu và địa điểm cụ thể các HTX triển khai Đề án. Củng cố, nâng cao năng năng lực các tổ khuyến nông cộng đồng.

  • Diện tích khoai lang tăng mạnh, người trồng không có lãi

So với những năm trước, diện tích khoai lang vụ Đông Xuân 2023-2024 tại các địa phương khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai tăng đột biến. Diện tích khoai lang mở rộng ồ ạt dẫn đến giá cả giảm mạnh so với vụ trước, chỉ còn khoảng 6.000 đồng/kg. Đơn cử tại huyện Ia Pa, năm nay, diện tích khoai lang của huyện tăng hơn 300%. Diện tích này chủ yếu được người dân từ nơi khác đến thuê đất trồng. Trồng khoa lang, người trồng phải chịu 2 khoản chi phí gồm: thuê đất 30-40 triệu đồng/ha và đầu tư giống, phân bón, nhân công 80 triệu đồng/ha. Nếu mức giá và năng suất như hiện tại thì người dân không có lãi, thậm chí lỗ nặng.

  • Diện tích mía tại Khánh Hòa giảm mạnh

Trước đây, diện tích mía trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa lên tới gần 20.000ha. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, đến nay, địa phương chỉ còn hơn 7.000ha mía. Lý giải nguyên nhân diện tích cây trồng này suy giảm, Sở NN-PTNT tỉnh Khánh Hòa cho biết, giữa các loại cây trồng hiện nay có sự canh tranh về mặt diện tích và lợi nhuận. Vì vậy, tuy giá mua mía nguyên liệu luôn ổn định trên 1 triệu đồng/tấn mía, song chi phí đầu vào tăng cao nên thu nhập người trồng mía so với các loại cây trồng khác là không cao. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề quy hoạch, thời gian qua đã có một số vùng trồng mía truyền thống được thực hiện các khu công nghiệp, dự án năng lượng mặt trời…, do đó cũng ảnh hưởng phần nào khiến diện tích mía bị thu hẹp.

  • Phòng chống hạn, mặn cho hàng chục nghìn ha đất sản xuất

Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có khoảng 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, để chủ động ứng phó với tình hình hạn và mặn xâm nhập mặn, trong năm 2024 huyện đã huy động các nguồn lực hơn 25,4 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 6 cống hở, 4 cống kết hợp với trạm bơm, tổ chức nạo vét 20 tuyến kênh tạo nguồn, chủ động khép kín cho hàng chục nghìn ha đất sản xuất. Bên cạnh các giải pháp về công trình, hiện nay nông dân trong huyện cũng đã thay đổi tư duy sản xuất, khi có đến 75% diện tích, tương đương khoảng 10.500ha cây ăn trái và rau màu được nông dân áp dụng mô hình tưới, để tiết giảm lượng nước, góp phần vượt qua mùa hạn mặn năm nay.

  • Hoàn thành tiêm vacxin viêm da nổi cục trước ngày 20/3

Sau hơn 2 tháng bùng phát, dịch bệnh viêm da nổi cục đã làm 75 con bò của người dân Hà Tĩnh mắc bệnh, trong đó có 8 con bị chết, tiêu hủy. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết, mặc dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt chống dịch, song điều kiện thời tiết mưa ẩm, miễn dịch bảo hộ của các loại vacxin trong tiêm phòng đợt 2 năm 2023 đã hết nên mầm bệnh vẫn đang âm ỉ phát tán, lây lan. Hiện nay việc cấp bách nhất là cách ly nghiêm ngặt gia súc mắc bệnh và bao phủ vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trên 100% tổng đàn trâu bò. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, thời hạn chót hoàn tất tiêm vacxin viêm da nổi cục đợt 1 năm 2024 đối với hơn 235.000 con trâu, bò của tỉnh là ngày 20/3.

  • Hỗ trợ 80% người nghèo tăng năng lực sản xuất

Năm 2024, Hải Dương phấn đấu giảmtỷ lệ hộ nghèoxuống còn 1,2%. Đây là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024 được UBND tỉnh ban hành. Để đạt mục tiêu này, một trong những nội dung quan trọng được tỉnh Hải Dương đặt ra là thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, hạn chế tái nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; tạo điều kiện cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Để giảm nghèo hiệu quả, tránh tái nghèo, Hải Dương cũng đặt rõ mục tiêu 80% số người nghèo có khả năng lao động được hỗ nâng cao năng lực sản xuất, tăng thu nhập.

  • Toàn bộ rơm rạ sau thu hoạch được tận dụng

Những ngày này, nông dân huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đang thu hoạch rộ lúa đông xuân 2023 - 2024, niềm vui là năng suất lúa đạt khá cao lại bán được giá. Đặc biệt, nhu cầu rơm rạ có xu hướng tăng cao. Tại nhiều ruộng lúa, sau khi thu hoạch xong, nông dân phơi rơm rạ khô và thuê nhân công, máy cuốn rơm để dự trữ nguồn rơm làm thức ăn cho trâu, bò trong năm. Theo nông dân, tiền công cuốn 1 cuộn rơm là 8.000 đồng, giá bán 1 cuộn rơm tại ruộng là 28.000 đồng. Những chủ ruộng không có nhu cầu lấy rơm thì bán nguồn rơm lại với giá từ 100.000 - 200.000 đồng/công. Ngoài việc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, người làm nghề làm rơm còn thu mua rơm dự trữ để bán cho người dân làm nấm rơm, trồng thanh long. Nhìn chung, toàn bộ nguồn rơm rạ sau thu hoạch đều được tận dụng. Giá nhân công lao động nghề làm rơm trung bình từ 500.000 - 700.000 đồng/ngày.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, trên hành trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi số là một trong những nội dung quan trọng, được Bộ NN-PTNT, các địa phương và người dân đặc biệt quan tâm. Để tiến tới chuyển đổi số trong nông nghiệp một cách hiệu quả, toàn diện, trong năm vừa qua, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp đã kiện toàn, cơ cấu lại và triển khai những công việc vượt qua khuôn khổ đã có của một cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin… đảm nhận tốt vai trò Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Bộ NN-PTNT và là cơ quan phụ trách thống kê, dự báo của ngành. Song, lĩnh vực chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng và cả nhân lực. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gợi ý những giải pháp để tháo gỡ khó khăn này:

Băng

Linh Linh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Hành trình đổi mới là hành trình thuyết phục

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Hành trình đổi mới là hành trình thuyết phục; Khuyến nông cộng đồng sẵn sàng nhận nhiệm vụ; Hỗ trợ 80% người nghèo tăng năng lực sản xuất.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã