Chuyển đổi số trong lĩnh vực khuyến nông – Góc nhìn từ cơ sở

Tạo công cụ để chuyển đổi số ngay tại đơn vị khuyến nông từng xã, huyện sẽ góp phần quan trọng nâng cao tinh thần làm việc trí tuệ, trách nhiệm và khoa học cho ngành khuyến nông.

Kim Anh  | 14:54 28/02/2023

Chuyển đổi số trong lĩnh vực khuyến nông – Góc nhìn từ cơ sở

Tự động

Thưa quý vị và bà con nông dân, hiện nay chuyển đổi số được xem là hướng đi tất yếu trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, để không bỏ lỡ “chuyến tàu” chuyển đổi số, thời gian qua đội ngũ cán bộ kỹ thuật khuyến nông ở các địa phương vùng ĐBSCL được xem là nhân tố tích cực đưa công tác chuyển đổi số lan tỏa sâu rộng đến với bà con nông dân, HTX trong vùng. Thế nhưng, nhìn ở góc độ nội tại, trong chính hoạt động của lực lượng cán bộ kỹ thuật khuyến nông vẫn còn thiếu những công cụ hỗ trợ (công nghệ số) để nâng cao chất lượng hoạt động ở cơ sở. Sau đây, mời quý vị và bà con cùng nghe ghi nhận của phóng viên Kim Anh tại khu vực ĐBSCL “Chuyển đổi số trong công tác khuyến nông – Góc nhìn từ cơ sở”.

Thưa quý vị, vừa qua, chúng tôi có dịp được tham gia chuyến công tác cùng Đoàn Sở NN-PTNT TP Cần Thơ tham dự hội thảo đầu bờ về Mô hình sản xuất lúa các bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính tại HTX nông nghiệp Thuận Thắng, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.

Để đến được địa điểm tổ chức hội thảo này, chúng tôi phải di chuyển hơn 10 phút bằng đò từ trung tâm xã Đông Thuận đến ruộng đang sản xuất thực tế. Điều kiện đi lại khó khăn là thế, nhưng theo chia sẻ của anh Dương Văn Siêu, Phó Giám đốc HTX nông nghiệp Thuận Thắng, các cán bộ kỹ thuật khuyến nông của xã cũng như của huyện rất nhiệt tình, thường xuyên phối hợp, sát cánh cùng với HTX thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn cho bà con xã viên để làm sao mô hình sản xuất lúa các bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính đạt được hiệu quả cao nhất là nâng cao thu nhập cho bà con. Anh Dương Văn Siêu bộc bạch.

[Bang Duong Van Sieu]: “Trong thời gian qua bên HTX của anh cũng được cán bộ khuyến nông ở xã, huyện liên kết với nhau rồi cũng vô để thực tập, tập huấn những lớp bồi dưỡng cho bà con nông dân mình hiểu sâu hơn, cũng có nhiều phương án. Ví dụ như 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, đồng bộ lắm, những cách thiết thực nhất bắt theo thời tiết với thích ứng thời tiết mới bây giờ. Cái đường của mình đi cũng hơi khó khăn, được anh em đi vô thăm, ví dụ như bệnh hay bị vấn đề gì mới, mình chưa nắm bắt kịp cũng nhờ mấy anh em khuyến nông giải thích cụ thể, rõ ràng hơn”.

Nhờ đẩy mạnh thực hiện công tác chuyển đổi số, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19, công tác thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực khuyến nông của TP Cần Thơ đảm bảo thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ. Nhất là sự linh hoạt trong phương pháp tổ chức, ứng dụng các phần mềm điện tử để tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân, từ trực tiếp cũng như trực tuyến.

Ông Mai Nam, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp TP Cần Thơ chia sẻ, nếu như thời gian trước việc họp lệ giữa các đơn vị khuyến nông trong thành phố phải tổ chức dưới hình thức trực tiếp thì hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số đã giúp ngành tiết giảm được nhiều thời gian, công việc đảm bảo thuận lợi, không bị ách tắc. Một số bản tin hướng dẫn kỹ thuật được thực hiện nhanh chóng và chuyển đến các trạm khuyến nông quận, huyện, phối hợp với đài phát thanh địa phương để phát trên loa phát thanh chuyển đến bà con nông dân. Tuy nhiên ông Nam trăn trở, hiện nay nguồn nhân lực cũng như điều kiện về trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.

[Bang Mai Nam]: “Hiện nay, kiến thức về chuyển đổi số của các anh em chưa được cập nhật đầy đủ, lí do là các anh em đào tạo trong chuyên ngành nông nghiệp là chủ yếu, không được đào tạo về công nghệ thông tin thành ra khi áp dụng một số biện pháp chuyển đổi số còn lúng túng. Nguồn lực thứ hai về cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị vừa qua cũng đã cũ, khi ứng dụng một số phần mềm trực tuyến hoặc tụi anh xây dựng một số video clip dung lượng hơi cao, cái máy của địa phương không xem được cũng gặp một số khó khăn”.

Một thực tế tại tỉnh Sóc Trăng, được ông Võ Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh chỉ ra, hiện nay việc cập nhật thông tin dữ liệu của ngành khuyến nông chủ yếu thông qua hệ thống văn bản của tỉnh và chỉ cập nhật đến các Trạm Khuyến nông cập huyện, để thông tin lan tỏa sâu rộng hơn đến các khuyến nông viên ở các xã phải trải qua thêm một khâu trung gian là các nhóm trên mạng xã hội. Một số cán bộ khuyến nông ở cơ sở, chủ yếu là cấp xã, trong quá trình đi thực tế việc cập nhật thông tin, số liệu chủ yếu là ghi chép tay, báo cáo trên giấy.

[Bang ông Vo Van Be]: Cái chuyển đổi số, khi đưa về đến cái địa bàn nào tùy theo mô hình, lực lượng này mình sẽ từng bước đào tạo rồi anh em sẽ cập nhật những thông tin đó để ứng dụng. Xuống tới trạm khuyến nông từ trạm khuyến nông mới nối Zalo xuống khuyến nông viên. Đa số đi trực tiếp nhiều, HTX nào có tiến bộ thì mình có thể kết nối bằng Zalo, chứ chưa có phần mềm riêng”.

Trước những khó khăn đó, ông Mai Nam, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp TP Cần Thơ cho rằng để đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số của ngành khuyến nông nói chung và tạo điều kiện để các cán bộ kỹ thuật khuyến nông hoạt động hiệu quả hơn, cần thiết phải có đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số hỗ trợ đào tạo cho hệ thống cán bộ khuyến nông từ cấp thành phố cho đến cấp xã. TP Cần Thơ cũng cần quan tâm đầu tư nâng cấp trang thiết bị để phù hợp với một số ứng dụng tiên tiến, đủ điều kiện triển khai tới bà con nông dân. 

Theo Kế hoạch số 98/KH-UBND của UBND TP Cần Thơ về việc ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện số hóa trong nông nghiệp giai đoạn 2022 – 2025, Trung tâm khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp TP Cần Thơ đang lên kế hoạch xây dựng ứng dụng phục vụ việc cập nhập dữ liệu trên điện thoại di động thông minh hoặc máy tính cho đội ngũ khuyến nông. Ứng dụng này sẽ đảm bảo việc thu thập số liệu một cách nhanh chóng, trực tiếp từ cấp xã lên đến thành phố.

Đồng thời, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp TP Cần Thơ đang có kế hoạch xây dựng ứng dụng sổ nhật ký điện tử. Trong quá trình canh tác, bà con nông dân sẽ cập nhật lại quy trình sản xuất, từ thời điểm làm đất, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, xuống giống, phòng trị sâu bệnh, thu hoạch… tất cả thông tin đều có hình ảnh kèm theo, đảm bảo tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và tạo thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý và cập nhật thông tin của cán bộ khuyến nông cơ sở.

Thưa quý vị và bà con nông dân, trong mọi thời điểm, những cán bộ khuyến nông cơ sở được xem là “người bạn” đồng hành cùng bà con trong các mô hình sản xuất nông nghiệp. Mỗi cán bộ khuyến nônChuyển đổi số ngành nông nghiệp: Những băn khoăn từ nhà quản lýg là lực lượng chủ động nắm bắt công nghệ để đáp ứng nhu cầu công việc trước sự chuyển mình của ngành nông nghiệp địa phương.

Vì thế, việc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp ngay tại đơn vị khuyến nông từng xã, huyện sẽ góp phần quan trọng nâng cao tinh thần làm việc trí tuệ, trách nhiệm và khoa học cho ngành khuyến nông.

Tự động

Chuyển đổi số trong lĩnh vực khuyến nông – Góc nhìn từ cơ sở

Tạo công cụ để chuyển đổi số ngay tại đơn vị khuyến nông từng xã, huyện sẽ góp phần quan trọng nâng cao tinh thần làm việc trí tuệ, trách nhiệm và khoa học cho ngành khuyến nông.

Kim Anh

Các chương trình

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời sự

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng
Thời sự

Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng