Chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang thâm canh là con đường tất yếu

Vì lợi nhuận cao nên có thời điểm người dân Hà Tĩnh đổ xô đầu tư nuôi tôm khiến môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dịch bệnh liên miên. Trước thực tế này, ngành nông nghiệp địa phương đã khuyến khích người dân chuyển đổi sang nuôi tôm thâm canh và thâm canh công nghệ cao để phát triển bền vững.

Thanh Nga  | 

Chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang thâm canh là con đường tất yếu

Tự động

Chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang thâm canh là con đường tất yếu

  MC1:Xin kính chào quý vị thính giả và bà con. Chào mừng quý vị và bà con quay trở lại với Nongnghiep radio.

  Thưa bà con, như bà đã biết, nghề nuôi tômđược đánh giá là nghề “một vốn bốn lời”. Chính vì lợi nhuận cao nên đã có những thời điểm người dân tỉnh Hà Tĩnh đổ xô đầu tư vào nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển nóng ấy đã khiến cho môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dịch bệnh xảy ra liên miên nên số lượng mô hình nuôi trồng thắng lợi giảm dần theo từng năm. Ghi nhận của phóng viên Thanh Nga.

  MC2: Những ngày này, Hà Tĩnh cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ đang bước vào thời điểm giao mùa. Trời đã lạnh hơn và những cơn mưa cứ liên tiếp trút xuống.

  Nếu như mấy năm trước, cứ vào dịp này, anh Phan Văn Sơn ở xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh lại phải thấp thỏm lo âu cho "số phận" của khu nôi tôm của mình. Khi đó, có những đêm, anh Sơn đội mưa thức trắng để canh nước cho từng ao tôm, thứ đang giữ sinh kế của cả gia đình anh.

  Năm nay, sau khi chuyển 8 ao nuôi tôm quảng canh sang hình thức nuôi thâm canh với hệ thống cống cấp thải, bờ đập được kiên cố hóa, anh Sơn không còn lo lắng nhiều nữa, chỉ tập trung chăm tôm lớn để đón vụ tết.

Trích băng anh Sơn.

  Tính đến cuối tháng 9 năm nay, diện tích thả nuôi toàn huyện Kỳ Anh đạt hơn 412 ha, tập trung nhiều ở các xã Kỳ Thư, Kỳ Hải, Kỳ Thọ. Từ năm 2021, để khuyến khích người dân chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh sang nuôi tôm thâm canh và thâm canh công nghệ cao, HĐND huyện Kỳ Anh đã ban hành các chính sách hỗ trợ nâng cấp ao nuôi bằng kết cấu bờ ao hỗn hợp bột đá - xi măng.

  Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 38 mô hình, với diện tích 35,2 ha chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh sang thâm canh và thâm canh công nghệ cao. Trong đó, số mô hình được nghiệm thu, hỗ trợ là 28, với diện tích hơn 23 ha, tổng kinh phí hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Kỳ Anh cho biết:

Trích băng ông Thái.

  Song hành với chính sách của cấp tỉnh, cấp huyện, xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh cũng tạo lực đẩy bằng việc trích ngân sách hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ người dân hoàn thiện một số hạng mục còn giang dở như làm mới kênh tiêu thoát nước thải; cải tạo bờ bao kênh dẫn nước vào vùng sản xuất, góp phần giúp người nuôi tôm thu lợi nhuận hàng tỷ đồng trong các vụ sản xuất năm 2022, 2023. Ông Phạm Văn Tịnh, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh thông tin:

Trích băng ông Tịnh.

  Theo rà soát, đến thời điểm này, xã Kỳ Hải đã phát triển được 123 ha diện tích nuôi tôm, trong đó, vùng nuôi thâm canh tăng lên đạt hơn 20 ha, với 107 hộ nuôi trồng. Riêng chính sách từ Nghị quyết 105 của HĐND huyện Kỳ Anh ban hành vào năm 2021 đã giúp người dân xã Kỳ Hải chuyển đổi hơn 14 ha từ nuôi tôm quảng canh sang thâm canh và thâm canh công nghệ cao. Theo người nuôi trồng, việc đầu tư thâm canh không chỉ giải quyết được vấn đề môi trường nước mà còn góp phần phòng chống các loại dịch bệnh hiệu quả.

  Với những chính sách kịp thời của các cấp ban ngành tại địa phương và sự thích ứng nhanh nhạy của người nuôi, bước đầu, con tôm thẻ chân trắng đã trụ lại được với đất Kỳ Anh. Trước hiệu quả của con tôm thẻ chân trắng và để phát triển nghề nuôi tôm bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, Bà Đặng Thị Thu Hoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ:

Trích băng bà Hoàn.

  MC1:Thưa quý vị và bà con, một điều dễ dàng nhận thấy, sau 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi thâm canh, hệ thống cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng tập trung trên địa bàn huyện Kỳ Anh được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại, dịch bệnh trên tôm giảm rõ rệt, sản lượng tôm tăng cao hơn 3,5 lần so với trước đây. Điều quan trọng nhất là nhận thức của người nuôi trồng nâng lên rõ rệt, tác phong công nghiệp cũng hình thành trong các hộ nuôi. Đây là tiền đề hết sức quan trọng để hiện thực hóa chủ trương đưa nghề nuôi tôm thành mũi nhọn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

      Thanh Nga

Tự động

Chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang thâm canh là con đường tất yếu

Vì lợi nhuận cao nên có thời điểm người dân Hà Tĩnh đổ xô đầu tư nuôi tôm khiến môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dịch bệnh liên miên. Trước thực tế này, ngành nông nghiệp địa phương đã khuyến khích người dân chuyển đổi sang nuôi tôm thâm canh và thâm canh công nghệ cao để phát triển bền vững.

Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Tách thửa theo Luật Đất đai mới cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Chính sách

Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị những yêu cầu khi thực hiện tách thửa. Đây là những điểm mới được bổ sung trong Luật Đất đai 2024.

Tách thửa theo Luật Đất đai mới cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Những đối tượng nào được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Chính sách

Luật Đất đai năm 2024 đã cho phép mở rộng đối tượng và phạm vi tiếp cận đất nông nghiệp.

Những đối tượng nào được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?