Thanh Hóa: Nuôi tôm tự phát gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tình trạng nuôi tôm tự phát xuất hiện tại địa phương đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường, đòi hỏi sự vào cuộc có hiệu quả của ngành chức năng và nhận thức đầy đủ của người nuôi.

Quốc Toản  | 

Thanh Hóa: Nuôi tôm tự phát gây ô nhiễm môi trường

Tự động

Thanh Hóa: Nuôi tôm tự phát gây ô nhiễm môi trường

 MC1: Thưa quý vị và bà con, Thanh Hóa là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó có con tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng được phát triển bền vững, có lẽ cần có sự vào cuộc có hiệu quả của ngành chức sở tại và nhận thức đầy đủ của người nuôi. Ghi nhận của phóng viên Anh Toản.

  MC2: Cách đây vài năm, người dân phường Hải Thanh (Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) nghe phong phanh có hộ nuôi ở phường trúng đậm vụ tôm thẻ chân trắng, nên rủ nhau làm ao, thả tôm. Chỉ sau gần 5 năm, toàn phường đã có 73 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng, Đến nay, toàn phường  còn phường còn khoảng 50 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng. Cá biệt có năm số hộ nuôi tổm thẻ chân trắng giảm gần 2/3 do người nuôi thua lỗ.

Nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát

  Cũng từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát nên nhiều chuyện bi hài xung quanh con tôm bắt đầu được người dân truyền miệng nghe có vẻ khá bi hài. Ông Phạm Văn Định cán bộ công chức quản lý nuôi trồng thủy sản phường Hải Thanh cho biết, cách đây không lâu, có gia đình đến vụ thu hoạch tự tin sẽ đạt sản lượng khoảng 1,5 tấn tôm, nên thuê sẵn 2 chiếc xe tải để vận chuyển đi tiêu thụ. Thế nhưng, tôm khai thác trong ao chỉ đạt sản lượng vài ba tạ, bởi vậy, gia chủ cũng vì thế mà mất ăn mất ngủ mấy ngày vì thua lỗ nặng.

  Lại có chuyện một kỹ sư công nghệ thông tin sẵn sàng bỏ việc với mức lương 14-15 triệu đồng/tháng để về quê góp vốn cùng người thân nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, do nuôi vụ được vụ mất, trong khi tiền vốn chưa thu hồi được, nên cậu thanh niên sinh ra chán nản và có ý định đi xuất khẩu lao động để thu hồi lại vốn. Có hộ dân học đòi làng xóm nuôi tôm thẻ chân trắng nên phá cả nhà để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng làm giàu, nhưng giàu chưa thấy đã thấy mất nhà.

  Cách đây vài năm, ông Vũ Văn Ba (phường Hải Thanh, thị xã nghi Sơn) từ TP. Hồ Chí Minh đem theo khoản tiền tích cóp về quê để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao. Tuy nhiên, làm được vài vụ ông Ba quyết định từ bỏ nghề nuôi do tuổi cao sức yếu và cũng bởi hiệu quả mà tôm thẻ chân trắng mang lại cho gia đình không đạt như kỳ vọng. Hiện anh ông Ba đã cho thuê ao nuôi với giá 150 triệu/năm để gỡ lại số tiền đã bỏ ra ban đầu.

Băng:

“Từ chỗ tự phát nên việc nuôi tôm chưa vào quy cũ. Hiện nay toàn xã có hơn 70 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, do vậy nên thành lập hiệp hội nuôi tôm thẻ chân trắng. Đồng thời người nuôi phải trau dồi công nghệ thông tin để học hỏi kinh nghiệm, kể cả về giá cả, thời tiết, con giống thì có lẽ sẽ hiệu quả hơn”

  Dọc tuyến đê dài hơn 1km nhưng có gần chục hộ nuôi tôm theo kiểu tự phát. Thoạt nhìn chả ai cho rằng mấy căn nhà cấp 4 lại trở thành ao nuôi tôm, chỉ khác mỗi phần mái, thay vì lợp ngói thì được che chắn bằng lớp màng trắng. Bên trong xây ao nuôi cao hơn 1m, nhưng không có bể lắng lọc, ao xử lý nước thải. Quy trình bơm nuôi, xả nước thải đều nhờ cả vào biển. Đặc biệt, nước thải trong ao tôm không được xử lý, xả thẳng ra biển, gây ô nhiễm môi trường. Ông Phạm Văn Định, Cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phường Hải Thanh thẳng thắn cho biết.

 “Việc nuôi tồm tự phát, không tuân thủ quy trình nên thua lỗ. Hiện nay các hộ gia đình đang nuôi cầm chừng vì đầu tư tiền vốn lớn. Sắp tới địa phường sẽ vận động bà con giải bản việc nuôi tôm tự phát, đưa vào vùng quy hoạch nuôi theo quyết định quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa”.

  MC1: Thưa quý vị và bà con, đến nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh Thanh Hóa đạt 700 ha, với 670 hộ nuôi. Trong đó, 170 ha ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, 530 ha thâm canh trong ao bạt ngoài trời. Tuy vậy, địa phương này cần khắc phục một số bất cập về quỹ đất, người nuôi tôm không tuân thủ quy hoạch. Đồng thời có phương án truyển giao kỹ thuật nuôi cho người dân. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng cần chú trọng đến vấn đề ô nhiễm môi trường vùng nuôi khi diện tích nuôi được mở rộng.

Tự động

Thanh Hóa: Nuôi tôm tự phát gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tình trạng nuôi tôm tự phát xuất hiện tại địa phương đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường, đòi hỏi sự vào cuộc có hiệu quả của ngành chức năng và nhận thức đầy đủ của người nuôi.

Quốc Toản

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 22/4/2024: Tiêu hủy hơn 650.000 con tôm giống chưa kiểm dịch
Pháp luật

Bắt quả tang xe tải chở hơn 650.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Chile tăng nhập khẩu cá ngừ Việt Nam trong 3 năm liên tiếp.

Bản tin Thủy sản ngày 22/4/2024: Tiêu hủy hơn 650.000 con tôm giống chưa kiểm dịch
Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/3/2024: Cháy rừng khiến gần 250 cây thông bị thiêu rụi
Pháp luật

Cháy rừng khiến gần 250 cây thông bị thiêu rụi; 5ha rừng ngập mặn chết hoàn toàn; An Giang phân cấp lực lượng chịu trách nhiệm chỉ huy khi cháy rừng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/3/2024: Cháy rừng khiến gần 250 cây thông bị thiêu rụi