Có gì mới tại nơi khởi thủy nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên?

Mời quý vị và bà con cùng Chương trình 'Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn’ của Nông nghiệp Radio hôm nay tìm hiểu xem nông nghiệp Lâm Đồng – nơi khởi thủy của nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên có gì mới không nhé?

Nông nghiệp Radio  | 12:01 05/06/2022

Có gì mới tại nơi khởi thủy nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên?

Tự động

 

Thưa quý vị và bà con! Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên khoảng 9,7 nghìn km2. Trong đó có khoảng 300.000ha đất sản xuất nông nghiệp với 3 vùng sinh thái rõ rệt gồm vùng có độ cao dưới 500m, vùng có độ cao từ 500 - 800m và vùng có độ cao từ 800 - 1.500m. Đây là địa phương có lợi thế trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với lợi thế về khí hậu, đất đai, những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ. Đến cuối năm 2021 địa phương này có quy mô diện tích là 62.000ha nông nghiệp công nghệ cao, chiếm tỉ lệ trên 21%. Nhiều diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/ha/năm và một số diện tích đạt từ 1,5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm. 

Nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng phát triển toàn diện cả cây trồng lẫn vật nuôi. Đặc biệt trên lĩnh vực cây rau và hoa, nhiều diện tích phát triển công nghệ kết nối vạn vật IOT, giải pháp về hạ tầng nông nghiệp, ứng dụng năng lượng tái tạo, đảm bảo điều chỉnh tự động. Trên vật nuôi thì gắn chíp đàn bò sữa để theo dõi sự phát triển cũng như chăm sóc sức khỏe. Nhiều trang trại từng bước phát triển quy mô lớn và có những trang trại rộng hàng trăm ha sử dụng thiết bị bay không người lái để kiểm soát sự sinh trưởng cây trồng cũng như công tác bảo vệ thực vật, dự tính năng suất của cây trồng.

Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa. Tỉnh này hiện phát triển các loại nông sản ưu thế như: cây công nghiệp dài ngày là chè, cà phê, dâu tằm…; chăn nuôi bò sữa, cá nước lạnh, sản xuất rau, hoa cao cấp.

Thời gian qua, để đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế thì Lâm Đồng đã triển khai nhiều giải pháp, chủ trương thu hút đầu tư. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, đến nay địa phương đã thu hút được 103 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 533,29 triệu USD. Trong đó có 77 doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đầu tư gần 267 triệu USD.

Ngoài ra, địa phương cũng có trên 1,4 nghìn doanh nghiệp, cơ sở trong nước đầu tư vào nông nghiệp, 327 doanh nghiệp đang đầu tư 393 dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp với tổng diện tích khoảng trên 56 nghìn ha. Nhìn chung, các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế xã hội. Để tiếp tục phát triển, tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Trên cơ sở hội nhập quốc tế cũng như thích ứng biến đổi khí hậu, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, phát triển chuỗi giá trị, tập trung ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực… để từ đó phát triển nền nông nghiệp Lâm Đồng trên một yêu cầu mới. Phát triển với quy mô lớn hơn đối các loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh như cây công nghiệp dài ngày (chè, mắc ca, dâu tằm, cà phê) và phát triển đàn gia súc mà đặc biệt là bò sữa. Tập trung phát triển nâng cao trên cùng đơn vị diện tích, ứng dụng giải pháp toàn bộ đặc biệt nông nghiệp thông minh để phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng nông nghiệp sinh thái. Gắn kết như vậy để tạo một cảnh quan nông thôn nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới, góp phần để Lâm Đồng hội nhập quốc tế và thích ứng biến đổi khí hậu.

Vâng thưa quý vị và bà con, để khai thác hết tiềm năng, lợi thế, tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện hàng loạt giải pháp trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương và hướng đến hội nhập quốc tế.

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình "Lâm Đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hội nhập quốc tế" của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

Tự động

Có gì mới tại nơi khởi thủy nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên?

Mời quý vị và bà con cùng Chương trình 'Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn’ của Nông nghiệp Radio hôm nay tìm hiểu xem nông nghiệp Lâm Đồng – nơi khởi thủy của nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên có gì mới không nhé?

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng