Cơ hội kết nối thị trường cho hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam

Cơ hội kết nối thị trường cho hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam; Cân đối sản lượng lúa gạo thu hoạch với nhu cầu nội địa; Khoảng 12.000 hộ dân thiếu nước ngọt.

Quỳnh Anh  | 07:22 11/03/2024

Cơ hội kết nối thị trường cho hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam

Tự động

  • Cơ hội kết nối thị trường cho hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam

  • Cơ hội kết nối thị trường cho hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp cùng Bộ Công Thương, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị quốc tế ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam - VIPO 2024. Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT cho biết: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại cây trồng có giá trị, trong đó hồ tiêu và cây gia vị đã góp phần không nhỏ vào GDP quốc gia, cải thiện sinh kế nông hộ và định vị thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới. VIPO 2024 không chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế mà còn là cơ hội để chia sẻ thông tin thị trường, cập nhật quy định mới của quốc gia nhập khẩu. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Cân đối sản lượng lúa gạo thu hoạch với nhu cầu nội địa

2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo đạt 708 triệu USD, tăng gần 50%, giá gạo xuất khẩu tăng hơn 32% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho hay, dự kiến sản lượng lúa gạo cả nước năm nay sẽ duy trì ở mức tương đương năm ngoái trong điều kiện thời tiết lạc quan. Tuy nhiên, khối lượng tồn kho gạo mang sang năm 2024 giảm mạnh, do đó cần cân đối chặt chẽ sản lượng lúa thu hoạch các vụ với nhu cầu tiêu thụ nội địa. Xuất khẩu gạo dự báo tiếp tục sôi động khi nhu cầu của các thị trường tiêu thụ lớn khu vực Đông Nam Á và châu Phi tăng cao do lo ngại thời tiết nắng nóng El Nino sẽ kéo dài đến giữa năm. Giá gạo nội địa theo đó cũng dự báo tiếp tục ổn định ở mức cao và duy trì xu hướng đi lên.

  • Gần 6ha mía bị thiêu rụi do bất cẩn khi đốt rác

Tại vùng đồi thôn 7, xã Đoàn Kết, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ cháy lớn, thiêu rụi diện tích gần 6ha mía của 10 hộ dân thuộc 3 xã: Đoàn Kết, Ngok Bay và Vinh Quang. Nguyên nhân là do một hộ dân bất cẩn trong việc sử dụng lửa đốt rác mía, thu dọn rẫy vừa thu hoạch xong, làm cháy lây lan sang diện tích mía của 10 hộ dân bên cạnh chưa thu hoạch. Ngay khi vụ việc xảy ra, UBND TP. Kon Tum đã làm việc với Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đề nghị xem xét thu mua 350 tấn mía cháy như giá mía tươi để hỗ trợ thiệt hại ch o các hộ dân. Đồng thời, giao UBND xã Ngok Bay tổ chức làm việc với hộ dân việc bất cẩn trong việc sử dụng lửa để xảy ra vụ cháy.

  • Hà Nội: Vẫn có nguy cơ thiếu nước tưới dưỡng lúa Xuân

Theo các doanh nghiệp thủy lợi ở Hà Nội, từ nay đến tháng 5 nếu không xuất hiện các trận mưa lớn thì nhiều khả năng diện tích lúa Xuân của Thành phố vẫn có nguy cơ thiếu nước trong giai đoạn tưới dưỡng. Cụ thể, với tổng dung tích gần 156 triệu mét khối, 13 hồ thủy lợi lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiệm vụ cấp nước tưới cho khoảng 10.000ha sản xuất nông nghiệp của 7 huyện, thị xã. Tuy nhiên, hiện tổng dung tích trữ của các hồ này chỉ còn khoảng 86 triệu m3, giảm 70 triệu m3 so với thiết kế; trong đó, mực nước nhiều hồ đã xuống ở mức rất thấp. Để bảo đảm đủ nước tưới dưỡng lúa xuân, Sở NN-PTNT Hà Nội đề nghị các tổ chức thủy lợi của thành phố theo dõi sát diễn biến dòng chảy trên sông, kịp thời vận hành các trạm bơm tích trữ nước trong hệ thống…

  • Khoảng 12.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước ngọt

Theo Sở NN-PTNT Cà Mau, tính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 12.000 hộ dân nguy cơ thiếu nước sinh hoạt tháng 3 - 4, do hạn hán làm thiếu nước nhiều nơi. Thực tế, do chưa có nguồn nước ngọt bổ sung, hiện nước sinh hoạt của người dân Cà Mau chủ yếu dùng nguồn dự trữ trong các chum, vại, thùng chứa... từ mùa mưa, hoặc nước ngầm. Khu vực nào không có hệ thống nước nối mạng hoặc không khoan được nước ngầm sẽ căng thẳng nguồn nước sinh hoạt.

  • Thái Nguyên: 27 trang trại chăn nuôi chưa hoàn thiện Giấy phép môi trường

Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh. Nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn được xây dựng ở các địa phương. Tuy nhiên, dù các quy định về điều kiện, hệ thống công trình bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đã được quy định chặt chẽ, nhưng khi đi vào hoạt động không ít trang trại vẫn gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, có những trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng người dân địa phương vẫn liên tục phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm. Báo cáo giám sát của HĐND tỉnh Thái Nguyên cũng chỉ rõ, giai đoạn 2017 - 2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 752 trang trại. Đến cuối năm 2023, Thái Nguyên có 27 trang trại chăn nuôi cần hoàn thiện Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của tỉnh.

  • Sống thấp thỏm dưới khu vực sạt lở

Theo phản ánh của người dân xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, từ tháng 7 năm ngoái, tại khu vực đồi cao thuộc thôn Trung Tâm xuất hiện vết nứt đồi với cung trượt dài trên 150m, cao khoảng 70m, nguy cơ đổ ập đất đá xuống nhà dân và đường Tỉnh lộ 170 bất kể lúc nào. Có 8 hộ dân đã sinh sống lâu năm ở khu vực này bị ảnh hưởng, đất đá sạt xuống vùi lấp các công trình phụ, trôi đến chân tường nhà, có hộ dân bị vùi lấp cả nhà bếp, chuồng trại chăn nuôi.  Hiện nay, dù không có mưa lớn nhưng đất đá vẫn đang trượt dần và có nguy cơ tiếp tục sạt lở. Tỉnh Yên Bái đã khẩn trương kiểm tra hiện trường, cắm biển nguy hiểm, căng dây cảnh báo, vận động người dân di dời đến vị trí an toàn. Tuy nhiên, phương án di dời vẫn đang gặp khó khăn.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 5.000 ha trồng trọt công nghệ cao

Tính đến đầu tháng 3 này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 420 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, với quy mô diện tích 5.044 ha, diện tích đang sản xuất hơn 5000 ha, ước sản lượng cung cấp ra thị trường hơn 79.000 tấn/năm. Các công nghệ áp dụng gồm: Nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp điều tiết dinh dưỡng tự động. Ngoài ra, một số cơ sở có áp dụng công nghệ thủy canh; công nghệ aquaponics; công nghệ theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ theo cảm biến, sử dụng điện năng lượng mặt trời,... Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bình quân đạt gần 110 triệu đồng/ha.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, những năm qua, hồ tiêu và cây gia vị đã góp phần không nhỏ vào GDP quốc gia, cải thiện sinh kế nông hộ và định vị thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới. 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hồ tiêu đạt 35.000 tấn, với giá trị 143 triệu USD. Một số chuyên gia nhận định, hồ tiêu đang bắt đầu vào chu kỳ tăng giá trong nhiều năm. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta nói chung và ngành hàng hồ tiêu, cây gia vị nói riêng vẫn chưa phát triển hết tiềm năng, và để giải quyết phần nào những hạn chế mà ngành hàng này đang gặp phải, Bộ NN-PTNT vừa phối hợp cùng Bộ Công Thương, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị quốc tế ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam - VIPO 2024, Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT chia sẻ:

Băng

Bảo Thắng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Cơ hội kết nối thị trường cho hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam

Cơ hội kết nối thị trường cho hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam; Cân đối sản lượng lúa gạo thu hoạch với nhu cầu nội địa; Khoảng 12.000 hộ dân thiếu nước ngọt.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 06/12/2024: Không khí lạnh cường độ mạnh đang tràn về
Thời sự

Gió đông bắc khiến nền nhiệt giảm xuống, chỉ còn 19-25 độ. Dấu hiệu cho thấy một đợt tăng cường mạnh của không khí lạnh trong dịp này.

Thời tiết nông vụ ngày 06/12/2024: Không khí lạnh cường độ mạnh đang tràn về
Xây dựng tiêu chuẩn môi trường nuôi trồng thủy sản
Thời sự

Xây dựng tiêu chuẩn môi trường nuôi trồng thủy sản; Ô nhiễm môi trường từ các cảng cá; Sóc Trăng xuống giống lúa sớm tránh hạn, mặn.

Xây dựng tiêu chuẩn môi trường nuôi trồng thủy sản