Công nghệ nuôi rong sụn phát huy giá trị trên đảo Phất Cờ
Để tận dụng lợi thế tự nhiên, Viện Nghiên cứu Hải sản đã chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm rong sụn cho bà con, doanh nghiệp tại đảo Phất Cờ (Vân Đồn, Quảng Ninh).
Đinh Mười | 07:34 20/11/2023
Công nghệ nuôi rong sụn phát huy giá trị trên đảo Phất Cờ
Xin kính chào..
Thưa quý vị và bà con, Đảo Phất Cờ, tỉnh Quản Ninh nằm án ngữ mặt Nam Bái Tử Long, che chắn cho vùng nước yên bình, vừa tạo dòng nước luân chuyển, khiến nước ở vùng này trong vắt, xanh ngọc.
Sương gió, bán mặt cho biển là cách mà ngư dân ở đây vẫn thường hay nói về bản thân mình bởi nhiều thế hệ đã cả đời gắn bó với biển này.
Ở Vân Đồn, rong sụn được người dân quen gọi là sâm biển vì giá trị kinh tế cao, có thể sử dụng nhiều trong ngành y dược, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, công nghệ sinh học…
Loài rong này được các nhà khoa học di trồng từ Philippines sang Nhật rồi trồng thành công ở nhiều tỉnh phía Nam nước ta, như: Nha Trang, Ninh Thuận… nhưng ở Quảng Ninh thì đây là điều mới mẻ.
Là một trong những nhà khoa học đầu tiên gắn bó, hỗ trợ người dân nhân và doanh nghiệp từ nhân giống đến nuôi rong sụn thương phẩm tại đảo Phất Cờ, huyện Vân Đồn, Tiến sĩ Đỗ Anh Duy – Phó trưởng phòng Khoa học, Viện Nghiên cứu Hải sản chia sẻ:
(Trích ghi âm Tiến sĩ Duy)
Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, rong sụn là một trong những loài rong biển, do là loài sinh sản dinh dưỡng nên khả năng nuôi trồng dễ thực hiện và ít tốn kém hơn so với những loài khác.
Ở Việt Nam, rong sụn được coi là một đối tượng nuôi có hiệu quả cao, tạo việc làm và thu nhập bổ sung đối với người dân ở vùng ven biển. Ngoài ra, việc nuôi trồng rong sụn cũng đóng góp tích cực vào sự cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước.
Rong sụn chứa polysaccharide, có tính tạo đông, kết dính và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghiệp, dược phẩm và thực phẩm. Bên cạnh đó, rong sụn còn có tiềm năng làm nguyên liệu sản xuất ethanol và phân bón nông nghiệp…
Tiến sĩ Đỗ Anh Duy chia sẻ thêm:
(Trích ghi âm tác dụng rong sụn)
Sau khi hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm rong sụn tại đảo Phất Cờ, Viện Nghiên cứu Hải sản đã chuyển giao cho doanh nghiệp để tiếp tục triển khai nuôi thương phẩm phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh khu vực này.
Là Giám đốc Hợp tác xã Phất Cờ, được tham gia quá trình triển khai các mô hình từ đầu, ông Nguyễn Sỹ Bính tiếp tục ứng dụng và đã tiếp phát triển nuôi rong sụn kết hợp nuôi hàu lên nhiều héc ta. Khi nuôi xen canh, rong sụn điều hòa nước, lọc nước, hàu phát thải chất dinh dưỡng sẽ làm thức ăn thêm cho rong. Nhờ cộng sinh mà cả hai loài sinh vật này đều phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Hiện nay, tính sơ bộ 1 ha nuôi hàu của ông Bính cho thu hoạch khoảng hơn 100 tấn hàu/năm, còn 4 ha rong sụn đạt sản lượng 200 tấn tươi mỗi năm. Giá bán hàu hiện tại đang ở mức 6.000 - 9.000đ/kg, còn rong sụn có giá 6.000đ/kg tươi và 55.000đ/kg khô. Mỗi năm, nguồn thu từ việc nuôi xen canh của ông Bính khoảng trên 2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Sỹ Bính – Giám đốc hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Phất Cờ chia sẻ:
(Trích băng ghi âm ông Bính)
Có thể nói, do những lợi ích của rong sụn đem lại cho người nuôi về giá trị kinh tế và môi trường, người tiêu dùng lợi ích về sức khỏe nên mô hình nuôi rong sụn đang được người dân nhân rộng. Đặc biệt, từ khi các nhà khoc học của Viện Nghiên cứu Hải sản được thực hiện xong và chuyển giao là một cơ hội tốt cho các hộ khai thác nuôi trồng loài rong này, bởi hiện nay có nhiều công ty về chế biến, thương mại đang khan hiếm nguồn đầu vào, phục vụ cung ứng sản phẩm trong nước và thị trường xuất khẩu.
Công nghệ nuôi rong sụn phát huy giá trị trên đảo Phất Cờ
Để tận dụng lợi thế tự nhiên, Viện Nghiên cứu Hải sản đã chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm rong sụn cho bà con, doanh nghiệp tại đảo Phất Cờ (Vân Đồn, Quảng Ninh).
Đinh Mười
Tin liên quan
Các chương trình
Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.
Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.