Cùng tạo ra giá trị mới vì quyền tiếp cận lương thực thực phẩm

Cùng tạo ra giá trị mới vì quyền tiếp cận lương thực thực phẩm; Sức khỏe đất là vấn đề được thế giới quan tâm; Đắk Lắk có 4 buôn du lịch cộng đồng.

Quỳnh Anh  | 11:02 21/10/2024

Cùng tạo ra giá trị mới vì quyền tiếp cận lương thực thực phẩm

Tự động

Cùng tạo ra giá trị mới vì quyền tiếp cận lương thực thực phẩm

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Cùng tạo ra giá trị mới vì quyền tiếp cận lương thực thực phẩm
  • Sức khỏe đất là vấn đề được Việt Nam và thế giới quan tâm
  • Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại 3 xã, thị trấn
  • Phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại
  • Cà Mau phấn đấu 100% hội viên nông dân cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Khánh Hòa nhân rộng diện tích nuôi biển công nghệ cao
  • Đắk Lắk có 4 buôn du lịch cộng đồng
  • 80% giá trị xuất khẩu của Gia Lai đến từ cà phê

 

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Cùng tạo ra giá trị mới vì quyền tiếp cận lương thực thực phẩm

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc - FAO tại Việt Nam phối hợp tổ chức Kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44 và công bố, triển khai Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiến hành Ký Thỏa thuận thành lập Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam; Khởi động Chương trình chung của Liên hợp quốc tại Việt Nam về “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cơ chế đối tác và tài chính cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam”. Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Việt Nam đã có những chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm với cả thiên nhiên và con người, phù hợp với xu thế thế giới. Cùng nhau, chúng ta sẽ tạo ra các giá trị mới vì “Quyền tiếp cận lương thực thực phẩm vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn”. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Sức khỏe đất là vấn đề được Việt Nam và thế giới quan tâm

Cũng trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án 'Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050'. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung chia sẻ, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Hiện nay, bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp cộng với tập quán thâm canh, chuyên canh, sử dụng không cân đối phân bón, thuốc BVTV, ô nhiễm đất do nhiều nguyên nhân đã làm sức khỏe đất bị suy giảm nghiêm trọng. Bộ NN-PTNT đã phê duyệt “Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”, các ý kiến trong Hội nghị sẽ giúp các đơn vị thực hiện nhận diện khó khăn, thách thức và triển khai tốt đề án trong thời gian tới.

  • Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại 3 xã, thị trấn

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, bão số 4 và các hình thế thời tiết gây mưa, trong tháng 9 vừa qua, trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn, dẫn đến nhiều vị trí sườn núi xuất hiện các vết nứt rộng, tạo thành các cung trượt, gây hư hỏng, thiệt hại một số công trình hạ tầng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại thị trấn Mường Lát và các xã Trung Lý, Quang Chiểu, huyện Mường Lát. Đồng thời, đề nghị huyện khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai trên thực tế phương án ứng phó theo đúng quy định, đảm bảo an toàn cho người và tài sản theo phương châm “4 tại chỗ”; kịp thời xử lý các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang cho biết, sau gần 4 tháng xuất hiện ở dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn 24 xã thuộc 6 huyện, thành phố của tỉnh, đến nay, ổ dịch đã được khống chế. Chi cục đang bố trí lực lượng, phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn, phòng ngừa và không để dịch bùng phát trở lại. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 21/24 xã công bố hết dịch tả lợn châu Phi. 3 xã còn lại đã qua 17 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh. Trước đó, ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang vào cuối tháng 6/2024 đã gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi. Từ khi xuất hiện ổ dịch đến nay, số lượng lợn bị tiêu hủy là trên 2.600 con, trọng lượng hơn 105 tấn.

  • Cà Mau phấn đấu 100% hội viên nông dân cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Ðồng thời, tích cực vận động hội viên, nông dân đăng ký, cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP; sản xuất phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, ưu tiên giữ gìn và phát huy các sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 95.700 hộ đăng ký, cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm nay, Hội nông dân tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu phấn đấu 100% hội viên cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Khánh Hòa nhân rộng 240ha nuôi biển công nghệ cao

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2029, tỉnh nhân rộng khoảng 240ha nuôi biển công nghệ cao, với tổng nguồn kinh phí hơn 545 tỷ đồng, để chuyển đổi lồng nuôi truyền thống sang lồng nuôi HDPE. Kế hoạch được ban hành sau khi tỉnh này tổ chức thành công mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở thuộc TP Cam Ranh vào năm 2023. Cụ thể, sau 1 năm triển khai hỗ trợ 10 hộ thí điểm nuôi biển công nghệ cao bằng lồng HDPE, kết quả thu hoạch mang lại hiệu quả vượt trội so với lồng nuôi truyền thống. Trong đó, nhiều mô hình nuôi cá bớp có tỷ suất lợi nhuận bình quân đạt hơn 170%, mô hình nuôi tôm hùm đạt hơn 110%, còn mô hình nuôi cá mú đạt trên 130%.

  • Đắk Lắk có 4 buôn du lịch cộng đồng

Đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã có 4 buôn du lịch cộng đồng, góp phần tạo thêm sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ban đầu, các hộ dân tham gia phát triển mô hình gặp nhiều bỡ ngỡ, lo lắng, song đến nay, qua các lớp tập huấn về du lịch cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ cơ sở vật chất… bà con xác định được các sản phẩm du lịch và đã đón tiếp du khách đến trải nghiệm, tham quan du lịch. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện để buôn du lịch cộng đồng phát triển, tạo nên dấu ấn riêng. Phấn đấu từ nay đến cuối năm 2024, tỉnh sẽ công nhận thêm 3 buôn du lịch cộng đồng

  • 80% giá trị xuất khẩu của Gia Lai đến từ cà phê

Thông tin từ Sở Công thương Gia Lai, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê đạt trên 550 triệu USD, đóng góp tới 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể, 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai ước đạt hơn 700 triệu, trong đó, mặt hàng cà phê xuất khẩu đạt sản lượng 193.000 tấn, tương ứng trên 550 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ. Hiện, tỉnh đang tích cực quảng bá sản phẩm cà phê Gia Lai tại các chương trình xúc tiến trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường quảng bá trên các kênh truyền thông.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, năm 2023 có tới hơn 730 triệu người trên thế giới phải đối mặt với nạn đói; 2,8 tỷ người trên toàn thế giới vẫn không thể có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh; mỗi năm, có hơn 600 triệu người bị ngộ độc thực phẩm và 420.000 người tử vong mỗi năm do ăn phải thực phẩm bẩn. Chính vì vậy, Ngày Lương thực Thế giới năm nay có chủ đề “Quyền tiếp cận lương thực thực phẩm vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn”. Tại chương trình Kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44 do Bộ NN-PTNT và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế, bộ NN-PTNT chia sẻ:

Băng

Linh Linh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Cùng tạo ra giá trị mới vì quyền tiếp cận lương thực thực phẩm

Cùng tạo ra giá trị mới vì quyền tiếp cận lương thực thực phẩm; Sức khỏe đất là vấn đề được thế giới quan tâm; Đắk Lắk có 4 buôn du lịch cộng đồng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng tội trong vi phạm về IUU
Thời sự

Xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng tội trong vi phạm về IUU; Đắk Lắk có hơn 1.000 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi; Lào Cai khó trồng lại rừng sau sạt lở.

Xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng tội trong vi phạm về IUU
Thời tiết nông vụ ngày 18/10/2024: Triều cường đạt đỉnh, Nam Bộ ngập nặng
Thời sự

Triều cường với mức nước cao của tháng 10 đang diễn ra tại Nam Bộ sẽ tiếp tục gây ngập cho những vườn cây ăn trái, ao cá, đường giao thông.

Thời tiết nông vụ ngày 18/10/2024: Triều cường đạt đỉnh, Nam Bộ ngập nặng