| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ hai ở Việt Nam

Thứ Tư 16/10/2024 , 20:01 (GMT+7)

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 hướng đến mục tiêu Net Zero, tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Diễn đàn Thực phẩm Bền vững 2024 tập trung vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Trần Phi.

Diễn đàn Thực phẩm Bền vững 2024 tập trung vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Trần Phi.

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024, diễn ra ngày 16/10 tại TP.HCM, do Mạng lưới Phát triển thực phẩm Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), và Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm toàn cầu (GFN) phối hợp tổ chức.

Sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44, là lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam và quy tụ các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp và nông dân, tạo nên không gian chia sẻ về phát triển bền vững trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp.

Chủ đề của năm nay, "From Food Hero to Net Zero," tập trung vào mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng không (Net Zero) vào năm 2050. Net Zero là cam kết giảm phát thải khí nhà kính như: CO2 và CH4 về mức cân bằng với khả năng hấp thụ của Trái Đất, nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ hai ở Việt Nam, chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải vào năm 2020. Các hoạt động sản xuất lúa gạo và chăn nuôi đóng góp phần lớn vào lượng phát thải này, với 48% từ lúa gạo và 15,3% từ chăn nuôi. Đặc biệt, hơn 70% lượng phát thải của ngành nông nghiệp là các khí metan (CH4) và nitơ oxit (N2O) - có tác động lớn hơn đến sự nóng lên toàn cầu so với CO2.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu, với mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050. Tại COP26 năm 2021 và COP28 năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tái khẳng định cam kết của Việt Nam với thế giới về việc giảm phát thải khí nhà kính. Bộ NN-PTNT cũng đã phê duyệt Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm 2030, bao gồm các biện pháp giảm phát thải từ trồng trọt và chăn nuôi.

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 không chỉ là cơ hội để phân tích các xu thế phát triển của hệ thống thực phẩm toàn cầu, mà còn giúp kết nối các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Đây là nơi để chia sẻ giải pháp và kinh nghiệm, nhằm xây dựng một hệ thống lương thực an toàn và bền vững, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người dân và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 giúp người dân nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của ngành nông nghiệp bền vững, góp phần quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trần Phi.

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 giúp người dân nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của ngành nông nghiệp bền vững, góp phần quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trần Phi.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Tuấn Khởi, Chủ tịch Food Share Việt Nam và Mạng lưới Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam cho biết, chuỗi chương trình Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 là sự kiện diễn ra thường niên vào ngày Lương thực Thế giới 16/10, và đây là lần thứ hai Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam tổ chức sự kiện ý nghĩa này.

“Năm nay, chương trình không chỉ nhằm nâng cao nhận thức về an ninh lương thực và dinh dưỡng mà còn tạo cơ hội kết nối các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng nhằm thúc đẩy các giải pháp bền vững trong việc giảm phát thải khí nhà kính", ông Khởi nhấn mạnh.

Thông qua các hoạt động hội thảo, trưng bày sản phẩm bền vững, diễn đàn giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của ngành nông nghiệp bền vững, góp phần quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Xem thêm
Nuôi heo và chim công, lối đi khác biệt né rủi ro thị trường

CẦN THƠ Kết hợp giữa nuôi heo và chim công giúp anh Toản đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, tránh được rủi ro từ biến động thị trường.

Đắk Lắk xuất hiện 21 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Toàn tỉnh Đắk Lắk đã có trên 1.000 con lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại 20 xã, thị trấn thuộc 7 huyện.

Gia Lai định hướng phát triển cà phê đến năm 2030

Gia Lai đang đẩy mạnh sản xuất cà phê gắn với chế biến sâu nhằm tăng lượng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn, hướng đến thị trường xuất khẩu bền vững.

Tiến tới nông thôn số - nông dân số

Bộ NN-PTNT đã và đang có nhiều chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh lấy người dân làm trung tâm.

Bình luận mới nhất