Đa dạng sinh kế dưới tán rừng ngập mặn

Đồng Nai đang tạo điều kiện phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng, vừa mang lại lợi ích kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường rừng.

Minh Sáng  | 11:41 08/10/2024

Đa dạng sinh kế dưới tán rừng ngập mặn

Tự động

Đa dạng sinh kế dưới tán rừng ngập mặn

Đa dạng sinh kế dưới tán rừng ngập mặn

Sáng sớm ngày cuối tháng 9 khi làn sương sớm vẫn còn phủ khắp các dải rừng. chúng tôi theo chân đoàn tuần tra bảo vệ rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, đi thực hiện công tác tuần tra và tuyên truyền bảo vệ rừng đến các hộ giao khoán rừng ngập mặn tại phân trường Phước An và Long Thọ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành.

Chiếc cano tăng tốc rẽ làn nước sông Đồng Tranh hướng về điểm hẹn, mặt trời cũng bắt đầu hửng nắng sau trận mưa đêm nặng hạt. Lúc này, ông Lưu Nhật Nam vừa cùng với các hộ giao khoán tham gia tuần tra kết hợp việc thu hoạch tôm cua trong đùng về giao bán cho các vựa lái thu mua.   

Ông Nam đã gắn bó với nghề đánh bắt thủy sản và nuôi đùng gần 10 năm tại phân trường Phước An. Theo ông Nam, so với mô hình nuôi thâm canh, thời gian nuôi quảng canh kéo dài hơn, sản lượng thủy sản nuôi cũng thấp hơn rất nhiều so với nuôi thâm canh. Việc đánh bắt tôm, cua, cá trong đùng thường không phải thu hoạch tập trung thành từng đợt mà đánh bắt hàng ngày, thu hoạch dần những con tôm, cua đạt chuẩn. Mỗi ngày ông Nam thu hoạch từ các đùng nuôi thường chỉ được vài ba chục kg nên cung không đủ cầu. Vừa tranh thủ gỡ tấm lưới ra phơi, ông Lưu Nhật Nam, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch tâm sự.

Băng 1: Ông Lưu Nhật Nam, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch…….

Trước đây, đa số các hộ đánh bắt thủy sản vùng rừng ngập mặn ở các huyện Long Thành, Nhơn Trạch đều là dân nghèo tứ xứ, thời gian đầu họ sống chủ yếu dựa vào khai thác rừng, nhất là đánh bắt thủy sản tự nhiên ở vùng rừng ngập mặn. Khi nguồn thủy sản thiên nhiên nước lợ ngày càng cạn kiệt, cuộc sống của các hộ dân cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, họ được các cán bộ kiểm lâm hướng dẫn cách nuôi trồng thủy sản bền vững, khai thác đúng cách và có hiệu quả, đảm bảo nguồn lợi tự nhiên không bị suy giảm. Hơn nữa, do cảnh quan thiên nhiên dưới những tán rừng ngập mặn khá đẹp nên thu hút khách du lịch tìm tới tham quan và ông Nam bắt đầu có thêm nguồn thu từ dịch vụ cho thuê cần câu cá, mỗi tháng cũng kiếm thêm được vài chục triệu đồng.

Ngoài ra, người dân nơi đây cũng luôn cùng lực lượng kiểm lâm bảo về rừng, nếu phát hiện hành vi phá rừng họ sẽ báo ngay cho cán bộ kiểm lâm phụ trách khu vực để kịp thời có mặt ngăn chặn hành vi trái phép.

Ông Lưu Nhật Nam, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch khoe với chúng tôi.

Băng 2:  Ông Lưu Nhật Nam, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch:…….. Nói chung anh em cũng thường ghé lại quan tâm rồi tới lui thăm hỏi, nếu có chuyện gì bể đùng thì báo có anh em lâm trường hỗ trợ giúp đỡ mình đắp lại.

Tiếp tục leo lên chiếc tắc ráng, người bạn nhỏ của vùng sông nước đã đưa chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi thủy sản tự nhiên của gia đình anh Nguyễn Thành Trung, ở khu vực đùng Gò Giá, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch.

Nằm giữa những tán rừng nước, đùng nuôi thủy sản của gia đình anh Trung rộng gần 10 hécta được nhận giao khoán để nuôi các loài tôm cá giống như cá nâu, cá đối, cá ngát, tôm, hàu…Anh Trung cho biết, ở đây người nuôi thả các loài thủy sản giống vào cát đùng để chúng sống và tự tìm kiếm thức ăn như môi trường thiên nhiên bên ngoài. Cá tôm thả ra môi trường tự nhiên nên khi thu hoạch chất lượng không thua gì những thủy sản thiên nhiên bên ngoài và được bán được giá cao hơn theo hình thức nuôi công nghiệp.

Tự động

Đa dạng sinh kế dưới tán rừng ngập mặn

Đồng Nai đang tạo điều kiện phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng, vừa mang lại lợi ích kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường rừng.

Minh Sáng

Các chương trình

Trà Vinh: Công tác trồng và bảo vệ rừng lan tỏa trong cộng đồng
Phóng sự

Nhiều nông dân vùng nuôi thủy sản ven biển tự đầu tư mua cây giống hoặc ươm cây giống để trồng cây rừng trong khuôn viên ao nuôi thủy sản của gia đình.

Trà Vinh: Công tác trồng và bảo vệ rừng lan tỏa trong cộng đồng
Đê bao: 'Thành trì' vững chắc bảo vệ vùng sản xuất ven sông
Phóng sự

Toàn tỉnh Tây Ninh đã có 24 tuyến đê bao với tổng chiều dài 82,844 km, bảo vệ khoảng 2.709 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Đê bao: 'Thành trì' vững chắc bảo vệ vùng sản xuất ven sông