Đa giá trị rừng khộp Yok Đôn từ những chú voi thân thiện

Những ngày đầu tháng 6, các cánh rừng khộp tại Vườn quốc gia Yok Đôn trở nên xanh biếc, đầy sức sống sau khi trải qua gần chục cơn mưa đầu mùa. Đến với Yok Đôn mùa này, ta được đắm mình trong vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ của thảm thực vật xanh ngát, nhìn từng sinh vật nơi đây dựa vào tự nhiên mà trưởng thành. Trong đó, có 14 chú voi nhà trong mô hình du lịch 'thân thiện với voi' được Vườn quốc gia này triển khai từ năm 2017.

Nông nghiệp Radio  | 

Đa giá trị rừng khộp Yok Đôn từ những chú voi thân thiện

Tự động

Đa giá trị rừng khộp Yok Đôn từ những chú voi thân thiện

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triểnLâm nghiệp.

# tiếng chim rừng

Thưa quý vị và bà con: Những ngày đầu tháng 6, các cánh rừng khộp tại Vườn quốc gia Yók Đôn trở nên xanh biếc, đầy sức sống sau khi trải qua gần chục cơn mưa đầu mùa. Đến với Yók Đôn mùa này, ta được đắm mình trong vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ của thảm thực vật xanh ngát, hít hà mùi thơm của cỏ non và từng nhánh hoa rừng, lắng nghe khúc nhạc hòa tấu từ muôn loài chim, thú, nhìn từng sinh vật nơi đây dựa vào tự nhiên mà trưởng thành. Trong số những sinh vật được lớn lên dưới sự che chở của thiên nhiên nơi Vườn quốc gia Yok Đôn có 14 chú voi nhà trong mô hình du lịch “thân thiện với voi” được Vườn quốc gia này triển khai từ năm 2017.

MC 2:

# Tiếng voi:

Gần cuối giờ trưa, hai chú voi Khăm phanh (47 tuổi) và H’plú (63 tuổi) đang thong thả ăn những lá tre non đầu mùa. Hai chú được tự do đi lại, ăn uống và không quan tâm đến nhóm du khách đang đứng nhìn từ xa. Từ khi tham gia mô hình du lịch “thân thiện với voi”, sức khỏe 2 chú voi đã được cải thiện, mập mạp hơn trước. Thay vì bị du khách cưỡi như trước đây, hai chú voi giờ được lang thang trong rừng để ăn uống, nghỉ ngơi. Du khách khi tham quan chỉ đứng nhìn voi từ xa.  Theo các nài voi, trước đây khi làm du lịch voi Khăm phanh và P’plú ốm yếu vì bị vắt kiệt sức phụ vụ du khách. Khi thả vào vườn voi được ăn thỏa sức, trong đó có nhiều loại cây thuốc giúp sức khỏe voi được phục hồi và khỏe mạnh. Nài voi Y Lư Êban, ngụ xã Krông Na, huyện Buôn Đôn chi biết:

 – PV1.

Tôi tham gia ở đây tôi thấy lợi ích hơn vì voi được thả tự nhiên, tự do, ăn thả mái. Mùa này có cỏ nó ăn thỏa mái, muốn tắm nó tắm, ăn no thì nó ngủ đâu có sự ép buộc của con người mình đâu. Trong ngành du lịch voi bị bỏ đói, chở khách nên nó mệt. Làm ở đây vừa tiện lợi cho voi vừa cho mình. Ở đây mình vừa có bảo hiểm vừa có lương, thu nhập ít nhưng đủ sinh hoạt trong gia đình.

MC 2:

Đã tham gia mô hình du lịch “thân thiện với voi” được 5 năm, Nài voi Si Sa Quách ngụ tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn không giấu được niềm vui khi nhìn những chú voi khỏe mạnh, Nài voi này cho rằng, được thả tự do trong rừng, không chỉ voi cảm thấy thoải mái hơn mà ngay những người quản tượng cũng hạnh phúc.

 – PV2.

Từ lúc thay đổi mô hình này thể trạng, sức khỏe của các con voi thay đổi hẳn ra tại vì nó được tự do. Hồi trước nó bị xích lại để phục vụ khách du lịch nên nó bị stress vì thiếu đồ ăn, tinh thần không được tốt. Như bây giờ rất tuyệt vời. Bản thân của em, em rất là thích tại vì từ lúc trước có đi theo bố dù voi chở khách chứng kiến cảnh dùng móc sắt hay bạo lực để bắt con voi nghe lời mình. Nên bây giờ thay đổi như thế này em rất thích tại thấy mấy con voi được khỏe mạnh, được tự do thể hiện cá tính của nó ra.

MC 2:

Thưa quý vị, Vườn Quốc gia Yok Đôn là đơn vị đầu tiên tại Đắk Lắk tổ chức mô hình du lịch thân thiện với voi nhà. Mô hình thân thiện cùng voi được Tổ chức Động vật Châu Á tài trợ từ năm 2017. Sau thời gian triển khai các phúc lợi cho voi nhà được đảm bảo. Hiện nay du khách đến với Vườn quốc gia Yók Đôn không còn thấy cảnh voi nhà oằn mình chở du khách mà được tự do đi lại, ăn uống ngoài tự nhiên. Điều này đã nhận được đánh giá tích cực từ du khách trong và ngoài nước. Du khách Nguyễn Thượng Việt đến từ Hà Nội cho biết:

 – PV3.

Đầu tiên là mình nghĩ về các hình ảnh ngày xưa trên tivi các chú voi phải thồ cân nặng rất là lớn. Người cưỡi lên nên rất thương các chú voi. Mình cũng nghe kể từ các quản tượng về việc ảnh hưởng cuộc sống của voi vì bản thân voi đi bằng móng, không đi bằng cả bàn chân nên rất đau. Bây giờ chuyển sang hình thức du lịch thân thiện với loài voi, đứng từ xa nhìn, ngắm các loài voi biết được chúng ăn như thế nào, đi lại ra sao ở khoảng cách rất là gần nên mình thấy rất là ấn tượng với hình thức du lịch này.

MC 2:

Những năm gần đây, việc phát triển du lịch sinh thái gắn với giáo dục môi trường ngày càng được lan rộng và trở thành một trong những tiêu chí quan trọng cho sự phát triển văn minh của đất nước. Tại Yok Don hôm nay, giữa chốn rừng già, những con voi được trút bỏ chiếc bành nặng trĩu trên lưng, tự do tự tại vui chơi, tìm kiếm thức ăn, còn du khách chỉ đứng ở xa, ngắm nhìn chúng vui chơi giữa đại ngàn. Ông Trần Đức Phương, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ, Vườn quốc gia Yók Đôn chia sẻ.

 – PV4. Trong thời gian qua để tiến hành các tour du lịch sinh thái gắn liền với công tác bảo tồn, vườn đã tổ chức một số tour như thả voi về với thiên nhiên để du khách vào ngắm nhìn voi trong môi trường tự nhiên để đảm bảo phúc lợi cho loài voi. Đối với du khách họ bây giờ cảm nhận rất nhiều về vấn đề môi trường, thiên nhiên. Trong thời gian qua lượng du khách đăng ký đến với vườn ngày càng được cải thiện, nâng lên. Du khách đến với vườn họ có suy nghĩ đến để thăm rừng, thăm cảnh quan thiên nhiên cũng như động, thực vật tự nhiên trong Vườn quốc gia Yok Đôn.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, hiện nay toàn tỉnh Đắk Lắk chỉ còn 37 con voi nhà và khoảng 80 - 100 con voi rừng, giảm khoảng 90% so với năm 1980. Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ và ý thức của người nuôi, voi Đắk Lắk được tạo điều kiện hơn trong việc sinh sản nhưng vẫn rất khó khăn. Giờ đây, khi những chú voi đã được thả tự do về rừng để sinh sống trong môi trường tự nhiên, phát triển một cách trọn vẹn, được đảm bảo phúc lợi, vấn đề này có những hy vọng được giải quyết. Và dù còn gặp nhiều thách thức song, xây dựng và phát triển mô hình du lịch thân thiện với voi được đánh giá là đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đàn voi nhà đang suy giảm nghiêm trọng của nước ta.

# Nhạc chuyển:

# Đối thoại:

MC 2

Thưa quý vị, những chú voi đã được thả tự do về rừng để tìm kiến thức ăn, sinh sống trong môi trường tự nhiên, thoát khỏi mọi xiềng xích… Điều này góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đàn voi nhà ngày càng suy giảm, khôi phụ sự đa dạng trong hệ sinh thái tự nhiên tại nước ta. Tuy nhiên, tại Vườn quốc gia Yók Đôn hiện nay hay những khu du lịch xung quanh vườn có voi, việc phát triển các mô hình thân thiện với voi, đảm bảo phúc lợi cho voi còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện phát triển. Điều này cần có sự chung tay vào cuộc của cơ quan chức năng và người dân, Phóng viên Minh Quý đã có cuộc trao đổi với Ông Phạm Tuấn Linh, Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn về nội dung này.

Phỏng vấn ông Linh

MC 1

Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

MC 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký quyết định phê duyệt chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu của chương trình là xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Cụ thể, giai đoạn đến năm 2030, bảo tồn nguồn gen Sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng; Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030, 100% diện tích trồng Sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.

MC 2:

Mớ đây, khu vực núi Động Nỏ, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh bỗng bùng cháy, hơn 450 người cấp tốc được huy động đến hiện trường dập lửa. Tuy nhiên, do khu vực rừng xảy ra cháy trải dài, vị trí cao, địa hình đồi núi phức tạp, thực bì dày, gió thổi mạnh cộng với thời tiết nắng nóng gay gắt… khiến việc dập lửa gặp nhiều khó khăn. Mãi đến chiều tối cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt nhưng 15ha rừng trồng bị thiêu rụi. Để tránh không có thêm vụ cháy rừng diễn ra, theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, hiện đã có 21/21 chủ rừng, 112 xã có rừng và 19.454 chủ rừng hộ gia đình đã hoàn thiện xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo đúng quy định.

MC 1:

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã xảy ra 11 vụ cháy rừng, các vụ cháy được lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương phát hiện kịp thời, triển khai dập tắt nhanh, không để cháy lan, cháy lớn trên diện rộng, thiệt hại tài nguyên rừng không đáng kể. Thời điểm này, địa phương đã xuất hiện một vài cơn mưa chuyển mùa, nhưng tình hình thời tiết diễn biến vẫn hết sức phức tạp, nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài làm cho mực nước ở một số khu rừng đã cạn kiệt, cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Do đó, tỉnh Kiên Giang vẫn đang tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy rừng có thể xảy ra.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Đa giá trị rừng khộp Yok Đôn từ những chú voi thân thiện

Những ngày đầu tháng 6, các cánh rừng khộp tại Vườn quốc gia Yok Đôn trở nên xanh biếc, đầy sức sống sau khi trải qua gần chục cơn mưa đầu mùa. Đến với Yok Đôn mùa này, ta được đắm mình trong vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ của thảm thực vật xanh ngát, nhìn từng sinh vật nơi đây dựa vào tự nhiên mà trưởng thành. Trong đó, có 14 chú voi nhà trong mô hình du lịch 'thân thiện với voi' được Vườn quốc gia này triển khai từ năm 2017.

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng
Thời sự

Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 50 tổ phòng chống, chữa cháy rừng; Bắc Tây Nguyên phát triển vùng nguyên liệu gỗ.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng
Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023
Thời sự

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023; Xác định nguyên nhân tôm chết bất thường; Hơn 2.500 tàu cá hết hạn giấy phép khai thác thủy sản.

Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023