Đã làm rõ nguyên nhân lợn chết do tiêm Vacxin

'Agritechnica Asia Live 2022' hướng tới nền nông nghiệp bền vững; Phương thức đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập; Tiếp tục xử lý, khắc phục hậu quả và làm rõ nguyên nhân lợn chết do tiêm Vaccine; Chỉ có 8/28 địa phương ven biển thành lập lực lượng kiểm ngư

Xuân Hào  | 

Đã làm rõ nguyên nhân lợn chết do tiêm Vacxin

Tự động
  • “Agritechnica Asia Live 2022” hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua tại Viện Lúa ĐBSCL, TP Cần Thơ đã diễn ra Lễ khai mạc sự kiện tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực cơ giới hóa “Agritechnica Asia Live 2022”, với chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”. Sự kiện thu hút 4.000 nông dân và hàng trăm doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp tham dự. Tại đây, bà con nông dân được tham quan các mô hình sản xuất và xem phần trình diễn máy móc, mô hình cơ giới hóa với các thiết bị tiên tiến trên đồng ruộng. Đây là cơ hội giao thương công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, là cơ hội trao đổi, chia sẻ giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý và người nông dân. Chuỗi sự kiện thể hiện “sức sống” và tầm quan trọng của cơ giới hóa trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

Kim Anh

  • Phương thức đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập

Bộ NN-PTNT phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc – UNDP tại Việt Nam vừa tổ chức Đối thoại chính sách cấp cao về Hợp tác Quản lý Bền vững Tài nguyên Thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Việt Nam đã xây dựng các cơ chế, chính sách về hợp tác quản lý rừng, đồng quản lý chia sẻ quyền và trách nhiệm trong thủy sản, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều tồn tại, bấp cập. Để phương thức hợp tác quản lý đạt hiệu quả, cần áp dụng một cách sâu rộng từ việc xây dựng định hướng phát triển, quy chế quản lý, đến các mô hình cụ thể với tôn chỉ “kêu gọi sự tham gia một cách có trách nhiệm của các bên liên quan để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.”

  • Tiếp tục xử lý, khắc phục hậu quả và làm rõ nguyên nhân lợn chết do tiêm Vaccine

Cũng trong tuần qua, thông tin lợn tại Bình Định, Phú Yên bị ốm, chết sau khi tiêm vắc xin Dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO đã nhận được sự quan tâm lớn. Nguyên nhân bước đầu xác định, toàn bộ số lợn chết sau khi tiêm vacxin trên địa bàn tỉnh Bình Định đều do người dân, cơ quan thú y cơ sở đề nghị được cấp vaccine để tự tiêm mở rộng cho các loại lợn, chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ NN – PTNT và hướng dẫn của Cục Thú y. Còn tại Phú Yên, cơ quan Thú y cơ sở và người dân đã tự tiêm khi địa phương không nằm trong danh sách thí điểm sử dụng vắc xin này. Hiện nay, các địa phương đã ngưng sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC, có thông tin phản hồi về sự việc và phối hợp với Cục Thú y thực hiện công tác xử lý, khắc phục hậu quả, làm rõ nguyên nhân. Công ty NAVETCO cũng phối hợp theo yêu cầu của Cục Thú y và có hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại.

Đình Thung

  • Chỉ có 8/28 địa phương ven biển thành lập lực lượng kiểm ngư

Hiện nay, tình trạng tàu cá và ngư dân khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, đến nay, cả nước mới chỉ có 8 trên 28 tỉnh, thành phố ven biển thành lập lực lượng kiểm ngư. Việc chưa kiện toàn hệ thống đang gây nhiều khó khăn về quản lý, chỉ đạo điều hành, nhất là công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chống khai thác IUU. Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành sớm thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017. Từ đó, sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu - EC đối với thủy sản khai thác của Việt Nam.

Hưng Giang

  • Kết nối đối tác công-tư chuyển đổi hệ thống lương thực tiểu vùng Mê Kông

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn vừa tổ chức Hội thảo “chuyển đổi hệ thống ngành hàng lúa gạo của các nước tiểu vùng sông MeKong”. Theo Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, ngành nông nghiệp của Việt Nam nói riêng và các nước tiểu vùng sông Mê Kông nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, giảm phát thải và phát triển bền vững.  Do đó, để hiện thực hóa việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, trong đó có ngành hàng lúa gạo, các nước tiểu vùng sông Mê Kông phải xây dựng được các đối tác hiệu quả, năng động, kết nối đối tác công- tư cùng tham gia quá trình nghiên cứu chính sách và thực hiện dự án.

Quỳnh Anh

  • Đa dạng cây trồng, rải vụ để giảm áp lực tiêu thụ cây vụ đông

Tại Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 các tỉnh phía Bắc do Bộ NN-PTNT tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị, các tỉnh, TP căn cứ vào diện tích thu hoạch lúa hè thu, lúa mùa, chủ động kế hoạch xuống giống, tận dụng tối đa diện tích gieo trồng cây vụ đông để thực hiện đạt kế hoạch sản xuất vụ đông năm nay. Đồng thời, phải đa dạng các nhóm cây và trồng rải vụ đối với cây rau để giảm áp lực trong tiêu thụ. Ngoài ra, theo Cục Trồng trọt, có khả năng không khí lạnh năm nay hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa đông ở miền Bắc thấp hơn trung bình so với các năm trước. Vì vậy, các địa phương nên cơ cấu tỷ lệ nhóm cây ưa ấm khoảng 50% và nhóm cây ưa lạnh 50%.

Thanh Nga

  • Giá cá đặc sản tăng cao do tính thời điểm

Những ngày này, giá cá đặc sản tăng cao khiến cả trăm hộ nuôi cá lồng trên vùng hồ thủy điện Tuyên Quang huyện Na Hang, Lâm Bình đều cháy hàng, có hộ gia đình đã bán được từ 30 đến 40 tấn cá, hộ ít bán được từ 5 đến 7 tấn. Do đó, tuy giá thức ăn thủy sản tăng, nhưng nếu giá thu mua cá thương phẩm duy trì mức bán như hiện tại thì người nuôi vẫn đảm bảo có lãi. Tuy nhiên, theo Phòng NN-PTNT huyện Na Hang, giá cá đặc sản tăng cao là do tính thời điểm và rất có thể không bền vững, giải pháp xuyên suốt và dài lâu mà chính quyền huyện đặt ra cho ngành thủy sản địa phương là sản xuất sạch, gắn với xây dựng thương hiệu và những câu chuyện gắn liền với sản phẩm được công nhận OCOP.

Đào Thanh

  • Nông Sơn nan giải “bài toán” nước tưới cho nông nghiệp

Tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, vào vụ hè thu, nắng nóng khiến hầu hết hồ đập, sông suối cạn kiệt nước, nhiều diện tích đất lúa phải bỏ hoang hoặc sản xuất không hiệu quả, vì vậy đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đang là nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí eo hẹp, vấn đề nước tưới cho vùng chưa thể giải quyết ngay. Trước tình trạng đó, ngành nông nghiệp huyện và chính quyền các xã đã phối hợp triển khai khảo sát thực tế, từ đó lên danh mục những công trình bức thiết cần ưu tiên đầu tư xây dựng trước trong khả năng nguồn lực tài chính có thể. Theo kế hoạch, năm 2023 Nông Sơn sẽ đầu tư xây dựng mới 2 trạm bơm điện và xây mới 4 đập dâng.

Minh Trang

Nhạc cắt:

Thưa quý vị và bà con, nghề trồng nấm đã có mặt ở TP.Long Khánh (Đồng Nai) hơn 20 năm nay. Thành phố Long Khánh được coi là nơi sản xuất nấm lớn nhất tỉnh Đồng Nai với sản lượng nấm các loại khoảng 300 tấn/năm.Thời gian gần đây, nghề trồng nấm đang dần hồi phục và phát triển rất mạnh tại TP.Long Khánh, có những hợp tác xã như: HTX Nông nghiệp Xanh, HTX nấm Bảo Quang với triển vọng nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm nấm hữu cơ vươn xa ra thị trường quốc tế. Bây giờ chúng ta cùng theo dõi phóng sự của Minh Sáng phóng viên Nông nghiệp radio tại TP Hồ Chí Minh.

Chạy băng bài….

Minh Sáng

Đối thoại:

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, dư luận đặc biệt chú ý đến sự cố vaccine dịch tả lợn Châu phi sản xuất trong nước đang trong quá trình sử dụng khảo nghiệm tại hai địa phương là Bình Định và Phú Yên. Để rộng đường dư luận cũng như cung cấp đến quý vị và bà con quan tâm đến vấn đề này những thông tin chính thức, Nông nghiệp radio đã ghi lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y về nội dung này.

Băng

Phạm Hiếu

Tự động

Đã làm rõ nguyên nhân lợn chết do tiêm Vacxin

'Agritechnica Asia Live 2022' hướng tới nền nông nghiệp bền vững; Phương thức đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập; Tiếp tục xử lý, khắc phục hậu quả và làm rõ nguyên nhân lợn chết do tiêm Vaccine; Chỉ có 8/28 địa phương ven biển thành lập lực lượng kiểm ngư

Xuân Hào

Các chương trình

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét
Thời sự

Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét ở Nghệ An; Tín chỉ carbon rừng, nhiều tiềm năng cũng nhiều thách thức; Chuyển mục đích sử dụng hơn 135ha rừng sản xuất.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét