Đặt mục tiêu xuất khẩu rau vượt 1 tỷ USD vào năm 2030

Đặt mục tiêu xuất khẩu rau vượt 1 tỷ USD vào năm 2030; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó bệnh dịch tả lợn Châu Phi; Vựa rau má lớn nhất Thừa Thiên - Huế thiệt hại nặng; Bà con Mường Khương có nguồn thu lớn nhờ trồng chè; Làm giàu nhờ nông nghiệp hiện đại và đa dạng hóa sản phẩm.

Quỳnh Anh  | 

Đặt mục tiêu xuất khẩu rau vượt 1 tỷ USD vào năm 2030

Tự động

Đặt mục tiêu xuất khẩu rau vượt 1 tỷ USD vào năm 2030

  • Đặt mục tiêu xuất khẩu rau vượt 1 tỷ USD vào năm 2030

Thưa quý vị và bà con, Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030. Cụ thể, tổng diện tích rau của cả nước tính đến năm 2030 sẽ đạt 1,2-1,3 triệu ha. Sản lượng rau trên cả nước đạt từ 23-24 triệu tấn, trong đó, sản lượng rau phục vụ cho chế biến từ 1-1,3 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau đến năm 2030 đạt khoảng 1-1,5 tỉ USD. Các vùng rau sản xuất an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc sẽ được phát triển, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau trong nước và xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

  • Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó bệnh dịch tả lợn châu phi

Phát biểu tại “Tọa đàm thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam và Trung Quốc, các kinh nghiệm ứng phó bệnh Dịch tả lợn châu Phi”, vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, từ năm 2016 đến nay, các ổ dịch tả lợn châu Phi bùng phát thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn tại các châu lục, gây sụt giảm đàn lợn giống cụ kỵ, ông, bà, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, môi trường và các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó có Việt Nam. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo tiếp tục phối hợp các nhà khoa học trong nước và thế giới để tổ chức nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng của vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi và mở rộng thêm các đối tượng vật nuôi khác.

  • Vựa rau má lớn nhất Thừa Thiên – Huế thiệt hại nặng

Mưa lũ những ngày qua đã khiến vựa rau má lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế bị chìm trong nước. Sau khi nước rút, nhiều người dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền phải tranh thủ ra đồng cắt những cọng rau còn sót lại vừa vớt vát ít tiền vốn bỏ ra, vừa phòng bị thối, hư hại lan rộng. Ông Trần Kìm, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho biết, năm nay toàn xã có hơn 75ha rau má với 550 hộ tham gia trồng. Đợt mưa lũ vừa qua hầu hết gây thiệt hại trên toàn bộ diện tích rau má. Cụ thể, trên 7ha thiệt hại trên 70%, 35ha thiệt hại từ 30 - 70% và hơn 30ha thiệt hại 30 - 50%. Hiện xã đang thống kê cụ thể thiệt hại của bà con để đề xuất UBND huyện hỗ trợ.

  • Bà con Mường Khương có nguồn thu lớn nhờ trồng chè

Vài năm trở lại đây, diện tích chè ở huyện Mường Khương, tỉnh Lao Cai gia tăng, giúp sản lượng chè tăng trung bình khoảng 20% so với năm trước. Năm nay, năng suất chè bình quân ở huyện Mường Khương đạt khoảng 12 tấn/ha. Cá biệt, có nương chè chăm sóc tốt đạt đến 25 tấn/ha. Uớc tính cả năm, huyện Mường Khương thu hoạch khoảng 32 nghìn tấn chè búp tươi, mang lại trị giá khoảng 220 tỷ đồng. Bảy nhà máy chế biến trải đều ở tất cả các vùng chè trọng điểm ở huyện Mường Khương đã thu mua toàn bộ nguyên liệu chè cho nông dân. Nông dân sản xuất chè đạt tiêu chuẩn, cung ứng cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thu mua theo giá cam kết, cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón theo hình thức trả chậm.

  • Làm giàu nhờ nông nghiệp hiện đại và đa dạng hóa sản phẩm

Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng hiện có gần 6.000 ha trồng sầu riêng, trong đó diện tích cho thu hoạch đạt trên 3.500 ha. Cùng với sầu riêng thì nhiều loại cây trồng khác như măng cụt, dâu tằm và cây điều cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định, đang từng bước giúp người dân Đạ Huoai vươn lên làm giàu từ mảnh đất quê hương. Người dân nhiều địa phương trong huyện đang ăn nên làm ra nhờ cây sầu riêng và các loại cây ăn trái khác. Đặc biệt, trong gần một thập kỷ qua, huyện Đạ Huoai đã "thổi một luồng sinh khí” mới, đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Từ đó, giúp người dân thay đổi thói quen và tư duy sản xuất nông nghiệp. Hiện, địa phương này có khoảng trên 2.700 ha cây trồng các loại được người dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chiếm 18% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, những năm qua, hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam – Nhật Bản ngày càng khăng khít, đạt nhiều dấu ấn về đào tạo đội ngũ quản trị nông nghiệp, phương pháp quản lý đất, nước, hệ thống sản xuất nông nghiệp xanh, quy trình hiện đại, mô hình hợp tác xã… Năm 2023 là năm đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Nhấn mạnh, hợp tác nông nghiệp giữa hai nước thời gian qua đã đóng góp có ý nghĩa vào phát triển nền nông nghiệp Việt NamViệt Nam luôn coi Nhật Bản là hình mẫu để học tập, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa có những chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề nông nghiệp tăng trưởng xanh, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.

Băng:

Tiến Thành (Quảng Ninh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 22/11/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dự kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Sau đó, Gặp mặt với Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương ven biển.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đi công tác tại tỉnh Quảng Bình.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc về kịch bản triển lãm "Con đường lúa gạo Việt Nam". Làm việc với tỉnh Điện Biên về bố trí dân cư. Sau đó, Làm việc với Tập đoàn Cao Su.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp tục chuyến Công tác nước ngoài.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo dự thảo kế hoạch sử dụng kinh phí ERPA. Sau đó, Nghe Báo cáo dự thảo Thông tư quy định về một số định mức kinh tế kỹ thuật về lâm nghiệp.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Làm việc với Cục Bảo vệ thực vật. Sau đó, Họp Đảng ủy Cục Bảo vệ thực vật.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Đặt mục tiêu xuất khẩu rau vượt 1 tỷ USD vào năm 2030

Đặt mục tiêu xuất khẩu rau vượt 1 tỷ USD vào năm 2030; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó bệnh dịch tả lợn Châu Phi; Vựa rau má lớn nhất Thừa Thiên - Huế thiệt hại nặng; Bà con Mường Khương có nguồn thu lớn nhờ trồng chè; Làm giàu nhờ nông nghiệp hiện đại và đa dạng hóa sản phẩm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi