Đầu tư vào Tây Nguyên cần trách nhiệm với đồng bào dân tộc thiểu số

Đầu tư vào Tây Nguyên cần trách nhiệm với đồng bào dân tộc thiểu số; Người nuôi thủy sản thiệt hại nặng sau bão số 6; Bảo vệ cây thiết sam và cây pơ mu.

Quỳnh Anh  | 10:30 31/10/2024

Đầu tư vào Tây Nguyên cần trách nhiệm với đồng bào dân tộc thiểu số

Tự động

Đầu tư vào Tây Nguyên cần trách nhiệm với đồng bào dân tộc thiểu số

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 31/10 sẽ có những nội dung chính sau: Đầu tư vào Tây Nguyên cần trách nhiệm với đồng bào dân tộc thiểu số; Người nuôi thủy sản thiệt hại nặng sau bão số 6; Bảo vệ cây thiết sam và cây pơ mu.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 31/10/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Đầu tư vào Tây Nguyên cần trách nhiệm với đồng bào dân tộc thiểu số

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào Lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn vùng Tây Nguyên diễn ra hôm qua, Tây Nguyên là vùng cao nguyên rộng lớn có vị trí chiến lược quan trọng của nước ta. Sở hữu trên 5 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 91,75% diện tích tự nhiên, khu vực này đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực. Đây cũng là một trong những điểm nhấn thu hút đầu tư phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Dự và chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, những năm gần đây, Tây Nguyên đã trở thành điểm đến thu hút đầu tư ở nhiều lĩnh vực. Dù vậy, vùng đất này vẫn còn nhiều giá trị chưa được khai thác. Do đó, hoạt động đầu tư vào Tây Nguyên cần được mở rộng, năng động hơn, đặc biệt là phải có trách nhiệm với bà con các dân tộc thiểu số nơi đây. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Người nuôi thủy sản thiệt hại nặng sau bão số 6

Theo thông kê, trước bão số 6, Quảng Trị có gần 2,3 nghìn ha nuôi trồng thủy sản chưa thu hoạch. Sau bão số 6, mưa lớn trên diện rộng, nước các hệ thống sông lên nhanh đã khiến gần 700 ha nuôi trồng thủy sản tại địa phương bị thiệt hại trên 70%. Sở NN-PTNT Quảng Trị cho hay, hiện nay các địa phương đang tiếp tục thống kê thiệt hại. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp mới đề xuất, tham mưu hướng khắc phục, hỗ trợ người dân theo quy định. Tuy nhiên, việc tái thả nuôi ngay sau lũ sẽ rất rủi ro. Thứ nhất, hệ thống ao hồ phải được vệ sinh, gia cố đảm bảo, máy móc phải được bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa do bị ngập sâu. Bên cạnh đó, nước ngọt đã bão hòa và phải sau Tết Nguyên đán mới đủ nguồn lấy vào các hồ nuôi.

  • Rà soát, xử lý kinh doanh động vật hoang dã trái phép qua mạng xã hội

Do ảnh hưởng của mưa bão và đã đến mùa di cư, hiện nay, tại một số khu vực ven biển Hải Phòng đã xuất hiện các đàn chim hoang dã tìm về trú ngụ. Do đó, Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, Vườn quốc gia Cát Bà, Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã di cư về các khu rừng ven biển của thành phố trú ngụ. Trong đó, chú trọng tới công tác tuyên truyền. Việc tuyên truyền không chỉ nhằm nâng cao ý thức mà còn giúp người dân nhận diện và tố giác hành vi vi phạm. Song song với đó, các địa phương được yêu cầu thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra, truy quét tình trạng săn bắt động vật hoang dã, chim di cư. Các tài khoản mạng xã hội quảng cáo, kinh doanh động vật hoang dã trái phép sẽ bị rà soát và xử lý.

  • Gần 100 nhãn hiệu bảo hộ cho sản phẩm nông nghiệp Lào Cai

Thời gian quan, việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Lào Cai được triển khai qua nhiều hình thức. Đến thời điểm hiện tại, Lào Cai có gần 100 nhãn hiệu bảo hộ cho sản phẩm nông nghiệp, trong đó, có 40 sản phẩm nông nghiệp mang địa danh đã được bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.  Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu từ nay đến 2030 sẽ phát triển thương hiệu cho ít nhất 20 sản phẩm nông sản có văn bằng bảo hộ. Đồng thời hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho 15 sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc thù, làng nghề. Giá trị các sản phẩm dự kiến sẽ tăng từ 10 - 15% sau khi được xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.

  • Yên Bái bảo vệ cây thiết sam và cây pơ mu

Tháng 8 vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã tổ chức gắn biển công nhận cây di sản Việt Nam đối với một số cá thể cây thiết sam và cây pơ mu trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải rộng trên 20.000 ha. Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết, các cá thể cây pơ mu và thiết sam đã được phát hiện từ lâu có ý nghĩa rất lớn về mặt giá trị lịch sử, do có độ tuổi hàng trăm năm, rất hữu ích cho việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu môi trường trong quá khứ, về những nét văn hóa của nơi đây. Việc lựa chọn và vinh danh cây di sản góp phần bảo tồn nguồn gen, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, Tây Nguyênhiện có trên 5 triệu ha đất nông nghiệp. Với khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, vùng đất này đang trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước với các loại cây trồng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu, sầu riêng, chanh leo… Cùng với đó, khu vực Tây Nguyên có trên 4 triệu con gia súc, 30 triệu con gia cầm; khai thác trên 700 ngàn m3 gỗ rừng trồng/năm… Với tiềm năng và lợi thế đó, hiện nay, Tây Nguyên đã và đang trở thành điểm đến đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ:

Băng:

Quỳnh Anh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 31/10/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Họp Quốc hội. Dự Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Sau đó, Nghe Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển và ứng dụng, chuyển giao Kinh tế tuần hoàn và Công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Lễ khởi công dự án "Nâng cao năng lực Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, giai đoạn 2, năm 2024-2025". Thông tin một số nội dung với Báo chí. Sau đó, đi công tác địa phương.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với một số tỉnh miền Trung về triển khai các chương trình Mục tiêu quốc gia; hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Trao đổi về những khó khăn trong việc giao nhập Tabmis và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo giải trình ý kiến thẩm định về Dự thảo nuôi trồng, phát triển dược liệu dưới tán rừng.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Đầu tư vào Tây Nguyên cần trách nhiệm với đồng bào dân tộc thiểu số

Đầu tư vào Tây Nguyên cần trách nhiệm với đồng bào dân tộc thiểu số; Người nuôi thủy sản thiệt hại nặng sau bão số 6; Bảo vệ cây thiết sam và cây pơ mu.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Thời sự

Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
Thời sự

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển