Để giữ rừng không còn là gánh nặng
Năm 2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 13 về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng'. Sau hơn 5 năm, bên cạnh những thành tựu, công tác giữ rừng vẫn còn nhiều rào cản, hạn chế cần tháo gỡ, xóa bỏ, nhất là vấn đề nâng cao đời sống người dân gắn bó với rừng.
Hoàng Anh | 14:36 25/07/2023
Để giữ rừng không còn là gánh nặng
MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio rong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.
MC1: Thưa quý vị và bà con, đầu năm 2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hànhChỉ thị 13- CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Có thể thấy rằng, Chỉ thị số 13 ra đời và đi vào thực tiễn đã trở thành một cột mốc lịch sử đối với lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng ở Việt Nam. Đó là một cuộc cách mạng toàn diện không chỉ thay đổi tư duy, thực tiễn để giải quyết các vấn đề tồn tại, nhức nhối mà còn mở cửa, khơi thông nguồn lực để rừng thực sự là vàng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển quốc gia. Mặc dù vậy, song song với những thành tựu, vẫn còn đó những bài toán về công tác giữ rừng đang rất cần nhưng lời giải thiết thực, cấp bách. Ghi nhận của phóng viên Hoàng Anh tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.
# Nhạc sáo Mông…
MC2: Xã Tả Van của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Caicó 913 hộ, gần 50% trong số đó vẫn còn thuộc diện hộ nghèo. Cộng đồng người Mông, Dao, Tày, Giáy tại 7 thôn, bản sống dựa hoàn toàn vào 150 ha ruộng một vụ. Tự bao đời nay đồng bào nơi đây nếu không lên rừng thì không biết làm gì. Đã có một thời, phá rừng, cháy rừng hầu như năm nào cũng xảy ra ở Tả Van.
Mấy năm nay, nhờ thực hiện Chỉ thị số 13, đặc biệt là chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nên mỗi thôn bản trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên đều có một tổ đội bảo vệ rừng cộng đồng. Nhờ đó, đời sống của đồng bào gắn với rừng có nhiều thay đổi. Rừng được bảo vệ đồng thời đời sống người dân không ngừng được nâng lên.
Từ năm 2012, khi tỉnh Lào Cai triển khai chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, hai thôn Séo Mý Tỷ và Dền Thàng có hai tổ bảo vệ rừng cộng đồng được thành lập, mỗi tổ có ít nhất 15 thành viên. Tất cả các hoạt động tuần tra, phòng chống cháy rừng đều được xây dựng kế hoạch rõ ràng, được chính quyền địa phương và vườn quốc gia phê duyệt. Công việc tất nhiên còn vất vả, rừng nhận giao khoán có những nơi xa mấy chục cây số, lên tận trên đỉnh Nam Cang cao 2.800m, phải đi mất mấy ngày đường mới đến nơi. Tuy nhiên nhờ có chính sách hỗ trợ nên ai cũng muốn tham gia bảo vệ rừng.
… Chỗ này cho ý kiến một người dân về giữ rừng
Trong diện tích Vườn quốc gia Hoàng Liên quản lý, có khoảng 21 cộng đồng nhận giao khoán. Tất cả 2.500 hộ dân vùng lõi đều tham gia và được chi trả tiền hỗ trợ bảo vệ rừng. Mặc dù với chế độ khoảng 600.000 đồng/ha/năm như hiện nay còn khá thấp nhưng chính nhờ nguồn kinh phí này, đồng bào đã trở thành tai mắt của vườn quốc gia. Nói cách khác, rừng chỉ được gìn giữ và phát triển khi người dân được hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Ông Lê Mạnh Hào, Chủ tịch UBND xã Tả Van cho biết:
Băng:1
Mặc dù đạt được những thành tự to lớn, tuy nhiên, nhìn lại hơn 5 năm thực thực hiện Chỉ thị 13, vẫn còn đó những rào cản, khó khăn, hạn chế cần tháo gỡ, xóa bỏ.
Đó là công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thiếu ổn định; tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp, chất lượng rừng tự nhiên còn thấp, năng suất và chất lượng rừng trồng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; năng lực chế biến lâm sản còn thấp, chủng loại chưa phong phú, chưa găn kết với chuỗi cung ứng lâm sản toàn cầu…
Và hơn hết là chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, người lao động, người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng vẫn còn ở mức thấp. Tình trạng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc dẫn đến thiếu hút nhân lực, nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ rừng càng khó khăn. Đời sống người dân gắn bó với rừng còn thấp…Ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chia sẻ:
Băng:2
Vâng thưa quý vị và bà con, xu thế phát triển của thế giới hiện nay là dựa trên cơ sở sử dụng thông minh tài nguyên sinh học có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường. “Rừng vàng, biển bạc” đã và đang được người Việt gìn giữ, phát huy. Song hành với các mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng bền vững, giải pháp để nâng cao đời sống người dân gắn bó với rừng chính là yếu tố tiên quyết. Có như vậy bảo vệ và phát triển rừng vàng sẽ không còn là gánh nặng của bất cứ ai.
Nhạc chuyển: Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, Bắc Kạn là địa phương xác định kinh tế rừng là hướng đi mũi nhọn để nâng cao thu nhập cho người dân. Thực hiện Chỉ thị số 13, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành tự rõ rệt, tuy nhiên theo thống kê tỉ lệ hộ nghèo ở tỉnh Bắc Kạn vẫn còn hơn 24,7%, trong đó hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm đến 80%. Vậy nguyên nhân và giải pháp là gì? Nông nghiệp Radio đã có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Minh Hoa Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn nhằm làm rõ vấn đề này.
Phỏng vấn bà Đỗ Thị Minh Hoa
Nhạc cắt:
MC 2:
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về hoạt động lâm nghiệp vừa diễn ra trên địa bàn cả nước:
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, dự án cấy tạo trầm hương trên cây Dó Bầu bằng công nghệ sinh học tại Thanh Hóa vừa được khởi công triển khai bởi Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT. Vườn trầm hương Thanh Hóa có địa chỉ tại thôn Đồng Chạ, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy, rộng gần 5 ha với hơn 3000 cây dó bầu có độ tuổi hơn 15 năm. Công nghệ sinh học cấy tạo trầm hương trên cây dó bầu sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và thu hút các loài côn trùng cộng sinh lên cây, là cơ sở để tạo ra Trầm hương với sự đồng nhất về chất lượng, màu sắc, mùi hương tương đương với trầm hương từ tự nhiên. Với công nghệ này, cây dó bầu được khoan hộc và các mạch ngang, sau đó được cấy men vi sinh, tái cấy men sau khi kiểm tra hiệu quả cấy tạo 6 tháng một lần.
MC 2:
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai xây dựng mô hình vườn ươm cải tiến sản xuất cây giống keo lai nuôi cấy mô tại xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh. Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã hỗ trợ mô hình 4,4 vạn cây giống để triển khai trồng đợt 1. Việc xây dựng các vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phát triển rừng bền vững gắn với chứng chỉ rừng, chuyển giao quy trình sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao. Thông qua mô hình, sẽ giúp nông dân có nguồn giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, phục vụ trồng rừng gỗ lớn.
MC 1:
Theo UBND huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông, những năm qua, rừng thông dọc Quốc lộ 28 trên địa bàn bị nhiều đối tượng xấu chặt phá, đốt hoặc khoan lỗ rồi đổ hóa chất vào để đầu độc nhằm chiếm đất. Theo thống kê, có 133 hộ dân đã lấn chiếm trên 35ha rừng thông dọc quốc lộ 28. Đến nay, sau nhiều lần tuyên truyền, vận động và cưỡng chế, huyện Đắk G’long đã giải tỏa được 27ha đất rừng. Sau đó, phần diện tích này được cơ quan chức năng bàn giao cho Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý, trồng lại rừng. Hiện vẫn còn khoảng 20 trường hợp với 8ha đất rừng chưa được giải tỏa.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Để giữ rừng không còn là gánh nặng
Năm 2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 13 về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng'. Sau hơn 5 năm, bên cạnh những thành tựu, công tác giữ rừng vẫn còn nhiều rào cản, hạn chế cần tháo gỡ, xóa bỏ, nhất là vấn đề nâng cao đời sống người dân gắn bó với rừng.
Hoàng Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.