Địa phương cần quản chặt hơn mã số vùng trồng

Địa phương cần quản chặt hơn mã số vùng trồng. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục giảm. Trên 8.000ha keo tại Quảng Ngãi có biểu biện chết cây. Đắk Nông xác định nguyên nhân lúa đặc sản tại buôn Choah bị lép hạt, Tàu bốc cháy trên biển, 13 thuyền viên được cứu vào bờ an toàn.

Xuân Hào  | 

Địa phương cần quản chặt hơn mã số vùng trồng

Tự động

Địa phương cần quản chặt hơn mã số vùng trồng

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã tổ chức chuỗi các sự kiện, hoạt động liên quan tới vấn đề đọc sách nói chung và đọc sách với nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng. Tại buổi tọa đàm "Sách: Nhận thức, đổi mới và sáng tạo". Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã chia sẻ, văn hóa đọc là vấn đề của đất nước, mỗi người hãy làm gì đó nhỏ nhất để khơi dậy, truyền cảm hứng, hình thành những cộng đồng đam mê đọc sách. Với 1 niềm tin cháy bỏng "nghĩ được, thấy được, làm được "mưa dầm thấm lâu", Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng, rồi 1 ngày nào đó Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đọc sách. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

Quỳnh Anh

  • Nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức về giám sát mã số vùng trồng

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tiến độ cấp mã số vùng trồng hiện đang quá chậm vì mới chỉ có khoảng 500 nghìn ha có mã số. Dù các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao rào cản kỹ thuật nhưng nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát các vùng trồng nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng. Để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu xuất khẩu, tất cả các bên liên quan trong chuỗi cần hiểu rõ quy định và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, quản lý chặt chẽ hơn nữa vấn đề này.

Thanh Sơn

  • Xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục giảm

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, xu thế xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần do mực nước trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm và phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Độ mặn phổ biến tại các trạm nhỏ hơn so với độ mặn cao nhất tháng 4/2022, riêng một số trạm tại Long An, Kiên Giang có độ mặn lớn hơn.

Văn Vũ

  • Trên 8.000ha keo tại Quảng Ngãi có biểu biện chết cây

Theo báo cáo gửi Bộ NN-PTNT về tình trạng keo chết hàng loạt tại địa phương của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tính đến ngày 17/4, tỉnh này có trên 8.000 ha keo có biểu hiện triệu chứng chết cây. Tỷ lệ cây bị chết từ 5-10%, nơi cao từ 30-60%, cây chủ yếu ở giai đoạn 1-3 năm tuổi. Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, hiện tượng chết cây keo trên địa bàn tỉnh có 2 dạng triệu chứng. Đó là cây biểu hiện héo lá do mất nước, trên thân có những chỗ vỏ cây chuyển màu nâu, phần thân gỗ bên trong có màu xám đen, có nơi vết bệnh chảy nhựa màu cánh gián hoặc xì bọt màu trắng. Thứ 2 là cổ rễ cây gần mặt đất có màu nâu đen, các rễ phía dưới bị thối đen, cây sinh trưởng kém dần và chết khô. Cùng với giải pháp trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu bổ sung các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả để hướng dẫn các địa phương.

Lê Khánh

  • Đắk Nông xác định nguyên nhân lúa đặc sản tại buôn Choah bị lép hạt

Theo cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông, có hơn 221ha lúa đặc sản tại xã Buôn Choah, huyện Krông Nô bị giảm năng suất; một số diện tích năng suất, sản lượng giảm khoảng 50% so với năm trước. Một phần nguyên nhân của hiện trạng này được cho là do thời tiết nắng nóng thất thường, gió mạnh, lạnh về đêm vào thời điểm lúa trổ bông dẫn đến nghẽn đòng, lép hạt. Một số diện tích bị nhiễm bệnh trong thời kỳ trổ bông, nên người dân phun thuốc chưa bảo đảm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của cây. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng ghi nhận nhiều người dân mua giống lúa từ địa phương khác hoặc sử dụng giống cũ thu hoạch từ vụ trước. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở để khẳng định nguyên nhân lúa nghẽn đòng, lép hạt là do đâu. Huyện đang chỉ đạo xác định nguồn gốc giống để kịp thời thông tin đến người dân.

Minh Quý

  • Tàu bốc cháy trên biển, 13 thuyền viên được cứu vào bờ an toàn

Đồn Biên phòng Bến Đá, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 13 thuyền viên của tàu cá BĐ 96334TS gặp nạn trên biển được tàu cá khác cứu đưa vào bờ.  Theo chủ tàu cá gặp nạn, sớm ngày 19/4 vừa qua, trong khi đang hành nghề trên vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì tàu của ông bất ngờ bốc cháy. Do hệ thống điện bị ngắt hoàn toàn nên thông tin liên lạc cứu hộ cứu nạn không hoạt động được. Toàn bộ 13 thuyền viên đã rời tàu bằng phao cứu sinh và thuyền Thúng trước khi phương tiện bị chìm. Rất may sau đó họ đã được 2 tàu cá của Bình Định và Bình Thuận đang hoạt động gần hiện trường cứu vớt an toàn. Đến 12 giờ cùng ngày, tất cả 13 thuyền viên trên được tàu cá BV 98466 TS cứu và đưa vào bờ.

Lê Bình

  • Chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây tiêu

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn về việc chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây tiêu. Công văn nêu rõ, hiện nay, tiêu đang giai đoạn sau thu hoạch. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cây với thời tiết, các loại dịch bệnh phát sinh gây hại rất mạnh. Mặt khác, thời tiết từ cuối tháng 3 đến nay nắng nóng xen kẽ có mưa vừa đến mưa to trên diện rộng, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển và gây hại. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra vườn, dự báo chính xác thời điểm phát sinh sâu, bệnh để thông báo, hướng dẫn nông dân, phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Trần Trung

  • Mơ vàng được giá, người trồng lãi tới 200 triệu

Những ngày này, người trồng mơ ở tỉnh Bắc Kạn đang hối hả bước vào vụ thu hoạch. Trên những vùng trồng mơ trọng điểm của địa phương, đâu đâu không khí cũng nhộn nhịp, vui vẻ, người dân phấn khởi vì năm nay quả mơ vàng được giá cao kỷ lục. Mơ năm nay có mẫu mã đẹp nên tư thương mua với giá từ 15.000 – 18.000 đồng một kg. Thống kê từ nhiều nhà vườn ở xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới cho thấy, một ha trồng khoảng 250 gốc mơ, đến tuổi thu hoạch, trung bình một cây mơ vàng có thể đạt năng suất 80kg mỗi vụ, những cây lớn có thể thu về một tạ quả. Với giá bán trung bình trên 15.000 đồng một kg, một ha cây mơ vàng có thể cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Ngọc Tú

Nhạc cắt

Nghề nuôi lươn không bùn - hiệu quả thiết thực cho nông dân.

  Thưa quý vị, hiện nay, mô hình nuôi lươn không bùn đang dần chứng minh hiệu quả cao và thay thế cách nuôi truyền thống. Những ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, cho thu nhập cao; đặc biệt, nhiều doanh nghiệp hiện đã mạnh dạng đứng ra liên kết cung cấp lươn giống chất lượng, kỹ thuật và thu mua lươn thương phẩm được nuôi theo mô hình không bùn để tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đề cập đến nội dung này, phóng viên Minh Sáng có bài: Nghề nuôi lươn không bùn - hiệu quả thiết thực cho nông dân

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, 5 năm trở lại đây, nuôi lươn không bùn đang ngày càng thu hút sự quan tâm đầu tư của người dân và các doanh nghiệp với những ưu điểm vượt trội.

Anh Nguyễn Tiến Cường- Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Grand Farm, một đơn vị chuyên nuôi lươn không bùn cho biết, nuôi lươn không bùn, dù chi phí ban đầu khá cao nhưng người nuôi chủ động kiểm soát được môi trường nuôi như chỉ số nước, giá thể nuôi, nhiệt độ, mật độ nuôi có thể cao gấp 5 lần so với nuôi có bùn, thời gian nuôi cũng ngắn hơn. Hiện Grand Farm có khoảng khoảng 80 hồ nuôi lươn, một hồ có thể cho ra 400 kg lươn sau 10 tháng nuôi. Mỗi năm anh Cường đưa ra thị trường từ 12- 14 tấn lươn thương phẩm, thu lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng.

Băng 1: Theo quan điểm của tôi và thứ hai là mình cũng bản thân mình cũng đã sử dụng thịt lươn này thì thực ra chất lượng của sản phẩm thế này thì tôi nghĩ còn tốt hơn là cái cái lương tự nhiên với cải lương và có bùn, vì cái mật độ vi khuẩn là chắc chắn ở đây có vi khuẩn là lươn bệnh ngay. Thứ hai là cái thức ăn thì hoàn toàn thức ăn theo chuẩn của Bộ Thủy sản đã đã cho phép sử dụng. Thế còn nuôi mà ngoài tự nhiên thì  sẽ có thuốc thì sâu này, phân bón này, đánh bắt theo kiểu điện này và cái vi khuẩn không  kiểm soát được, nhất là vi khuẩn trong bùn không kiểm soát được. thì theo đánh giá  của chúng tôi thì nuôi như thế này thì chất lượng nó an toàn hơn.

Theo y học cổ truyền, lươn được coi là một vị thuốc tốt dùng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể, bên cạnh đó việc nuôi lươn còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu nuôi lươn còn khá lớn. Với những hiệu quả đã được minh chứng, mô hình nuôi lươn không bùn được các trung tạm khuyến nông, hội nông dân của các tỉnh thành quan tâm, khuyến khích người dân xây dựng.

Ông Thân Xuân Động- Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, Hội đang khuyến khích nhân rộng mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm:

Băng 2: Chúng tôi phối hợp cùng với trang trại nuôi lươn thì chúng tôi tiến tới về lâu dài là chúng tôi cung cấp những con giống cho những hộ nông dân nào mà có nhu cầu nuôi và bên cạnh đó chúng tôi cho vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân của huyện, của tỉnh để mà phát triển mô hình. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng xây dựng sản phẩm Ocop sử dụng từ các lương làm cái sản phẩm sấy, ướp hấp xong rồi ướp gia vị để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời theo hướng có thể xuất khẩu những cái sản phẩm nuôi lươn chất lượng. Về cái sản phẩm này rất là ngon, trong và ngoài Tết thì chúng tôi đã cùng với lại cơ sở xuất được một số sản phẩm giá cũng cao và được khách hàng đánh giá rất là tốt.

Thưa quý vị, hiện nay, trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của các gia đình cho tới quán ăn, nhà hàng, đặc biệt là với những bữa ăn cho trẻ nhỏ, món ăn về lươn đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Do vậy việc áp dụng tốt kỹ thuật, lựa chọn được con giống tốt sẽ giúp cho người nông dân tăng sản lượng, tăng chất lượng để cung cấp cho thị trường. Hiện nay, mô hình nuôi lươn không bùn được đánh giá đạt hiệu quả kinh tế cao, đang mở ra hướng đi mới giúp nông dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, về lâu dài người nuôi cần có sự liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định để mô hình này phát triển bền vững.

Minh Sáng

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học và đọc sách là một trong những phương thức để hoàn thiện nhân cách, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Trong khu vực nông thôn của nước ta, đã từ lâu phong trào học và đọc sách được lan tỏa rộng rãi tới từng người dân, bởi lẽ để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh, tri thứ hóa nông dân được coi là chìa khóa quan trọng. Là người thường xuyên chia sẻ với cộng đồng về ý nghĩa trong những trang sách và lan tỏa tinh thần tri thức hóa nông dân, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa có những chia sẻ ấn tượng nhân ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2023.

Băng

Quỳnh Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

  • Văn hóa đọc là vấn đề của đất nước

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã tổ chức chuỗi các sự kiện, hoạt động liên quan tới vấn đề đọc sách nói chung và đọc sách với nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng. Tại buổi tọa đàm "Sách: Nhận thức, đổi mới và sáng tạo". Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã chia sẻ, văn hóa đọc là vấn đề của đất nước, mỗi người hãy làm gì đó nhỏ nhất để khơi dậy, truyền cảm hứng, hình thành những cộng đồng đam mê đọc sách. Với 1 niềm tin cháy bỏng "nghĩ được, thấy được, làm được "mưa dầm thấm lâu", Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng, rồi 1 ngày nào đó Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đọc sách. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

Quỳnh Anh

  • Nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức về giám sát mã số vùng trồng

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tiến độ cấp mã số vùng trồng hiện đang quá chậm vì mới chỉ có khoảng 500 nghìn ha có mã số. Dù các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao rào cản kỹ thuật nhưng nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát các vùng trồng nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng. Để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu xuất khẩu, tất cả các bên liên quan trong chuỗi cần hiểu rõ quy định và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, quản lý chặt chẽ hơn nữa vấn đề này.

Thanh Sơn

  • Xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục giảm

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, xu thế xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần do mực nước trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm và phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Độ mặn phổ biến tại các trạm nhỏ hơn so với độ mặn cao nhất tháng 4/2022, riêng một số trạm tại Long An, Kiên Giang có độ mặn lớn hơn.

Văn Vũ

  • Trên 8.000ha keo tại Quảng Ngãi có biểu biện chết cây

Theo báo cáo gửi Bộ NN-PTNT về tình trạng keo chết hàng loạt tại địa phương của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tính đến ngày 17/4, tỉnh này có trên 8.000 ha keo có biểu hiện triệu chứng chết cây. Tỷ lệ cây bị chết từ 5-10%, nơi cao từ 30-60%, cây chủ yếu ở giai đoạn 1-3 năm tuổi. Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, hiện tượng chết cây keo trên địa bàn tỉnh có 2 dạng triệu chứng. Đó là cây biểu hiện héo lá do mất nước, trên thân có những chỗ vỏ cây chuyển màu nâu, phần thân gỗ bên trong có màu xám đen, có nơi vết bệnh chảy nhựa màu cánh gián hoặc xì bọt màu trắng. Thứ 2 là cổ rễ cây gần mặt đất có màu nâu đen, các rễ phía dưới bị thối đen, cây sinh trưởng kém dần và chết khô. Cùng với giải pháp trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu bổ sung các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả để hướng dẫn các địa phương.

Lê Khánh

  • Đắk Nông xác định nguyên nhân lúa đặc sản tại buôn Choah bị lép hạt

Theo cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông, có hơn 221ha lúa đặc sản tại xã Buôn Choah, huyện Krông Nô bị giảm năng suất; một số diện tích năng suất, sản lượng giảm khoảng 50% so với năm trước. Một phần nguyên nhân của hiện trạng này được cho là do thời tiết nắng nóng thất thường, gió mạnh, lạnh về đêm vào thời điểm lúa trổ bông dẫn đến nghẽn đòng, lép hạt. Một số diện tích bị nhiễm bệnh trong thời kỳ trổ bông, nên người dân phun thuốc chưa bảo đảm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của cây. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng ghi nhận nhiều người dân mua giống lúa từ địa phương khác hoặc sử dụng giống cũ thu hoạch từ vụ trước. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở để khẳng định nguyên nhân lúa nghẽn đòng, lép hạt là do đâu. Huyện đang chỉ đạo xác định nguồn gốc giống để kịp thời thông tin đến người dân.

Minh Quý

  • Tàu bốc cháy trên biển, 13 thuyền viên được cứu vào bờ an toàn

Đồn Biên phòng Bến Đá, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 13 thuyền viên của tàu cá BĐ 96334TS gặp nạn trên biển được tàu cá khác cứu đưa vào bờ.  Theo chủ tàu cá gặp nạn, sớm ngày 19/4 vừa qua, trong khi đang hành nghề trên vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì tàu của ông bất ngờ bốc cháy. Do hệ thống điện bị ngắt hoàn toàn nên thông tin liên lạc cứu hộ cứu nạn không hoạt động được. Toàn bộ 13 thuyền viên đã rời tàu bằng phao cứu sinh và thuyền Thúng trước khi phương tiện bị chìm. Rất may sau đó họ đã được 2 tàu cá của Bình Định và Bình Thuận đang hoạt động gần hiện trường cứu vớt an toàn. Đến 12 giờ cùng ngày, tất cả 13 thuyền viên trên được tàu cá BV 98466 TS cứu và đưa vào bờ.

Lê Bình

  • Chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây tiêu

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn về việc chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây tiêu. Công văn nêu rõ, hiện nay, tiêu đang giai đoạn sau thu hoạch. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cây với thời tiết, các loại dịch bệnh phát sinh gây hại rất mạnh. Mặt khác, thời tiết từ cuối tháng 3 đến nay nắng nóng xen kẽ có mưa vừa đến mưa to trên diện rộng, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển và gây hại. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra vườn, dự báo chính xác thời điểm phát sinh sâu, bệnh để thông báo, hướng dẫn nông dân, phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Trần Trung

  • Mơ vàng được giá, người trồng lãi tới 200 triệu

Những ngày này, người trồng mơ ở tỉnh Bắc Kạn đang hối hả bước vào vụ thu hoạch. Trên những vùng trồng mơ trọng điểm của địa phương, đâu đâu không khí cũng nhộn nhịp, vui vẻ, người dân phấn khởi vì năm nay quả mơ vàng được giá cao kỷ lục. Mơ năm nay có mẫu mã đẹp nên tư thương mua với giá từ 15.000 – 18.000 đồng một kg. Thống kê từ nhiều nhà vườn ở xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới cho thấy, một ha trồng khoảng 250 gốc mơ, đến tuổi thu hoạch, trung bình một cây mơ vàng có thể đạt năng suất 80kg mỗi vụ, những cây lớn có thể thu về một tạ quả. Với giá bán trung bình trên 15.000 đồng một kg, một ha cây mơ vàng có thể cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Ngọc Tú

Nhạc cắt

Nghề nuôi lươn không bùn - hiệu quả thiết thực cho nông dân.

  Thưa quý vị, hiện nay, mô hình nuôi lươn không bùn đang dần chứng minh hiệu quả cao và thay thế cách nuôi truyền thống. Những ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, cho thu nhập cao; đặc biệt, nhiều doanh nghiệp hiện đã mạnh dạng đứng ra liên kết cung cấp lươn giống chất lượng, kỹ thuật và thu mua lươn thương phẩm được nuôi theo mô hình không bùn để tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đề cập đến nội dung này, phóng viên Minh Sáng có bài: Nghề nuôi lươn không bùn - hiệu quả thiết thực cho nông dân

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, 5 năm trở lại đây, nuôi lươn không bùn đang ngày càng thu hút sự quan tâm đầu tư của người dân và các doanh nghiệp với những ưu điểm vượt trội.

Anh Nguyễn Tiến Cường- Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Grand Farm, một đơn vị chuyên nuôi lươn không bùn cho biết, nuôi lươn không bùn, dù chi phí ban đầu khá cao nhưng người nuôi chủ động kiểm soát được môi trường nuôi như chỉ số nước, giá thể nuôi, nhiệt độ, mật độ nuôi có thể cao gấp 5 lần so với nuôi có bùn, thời gian nuôi cũng ngắn hơn. Hiện Grand Farm có khoảng khoảng 80 hồ nuôi lươn, một hồ có thể cho ra 400 kg lươn sau 10 tháng nuôi. Mỗi năm anh Cường đưa ra thị trường từ 12- 14 tấn lươn thương phẩm, thu lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng.

Băng 1: Theo quan điểm của tôi và thứ hai là mình cũng bản thân mình cũng đã sử dụng thịt lươn này thì thực ra chất lượng của sản phẩm thế này thì tôi nghĩ còn tốt hơn là cái cái lương tự nhiên với cải lương và có bùn, vì cái mật độ vi khuẩn là chắc chắn ở đây có vi khuẩn là lươn bệnh ngay. Thứ hai là cái thức ăn thì hoàn toàn thức ăn theo chuẩn của Bộ Thủy sản đã đã cho phép sử dụng. Thế còn nuôi mà ngoài tự nhiên thì  sẽ có thuốc thì sâu này, phân bón này, đánh bắt theo kiểu điện này và cái vi khuẩn không  kiểm soát được, nhất là vi khuẩn trong bùn không kiểm soát được. thì theo đánh giá  của chúng tôi thì nuôi như thế này thì chất lượng nó an toàn hơn.

Theo y học cổ truyền, lươn được coi là một vị thuốc tốt dùng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể, bên cạnh đó việc nuôi lươn còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu nuôi lươn còn khá lớn. Với những hiệu quả đã được minh chứng, mô hình nuôi lươn không bùn được các trung tạm khuyến nông, hội nông dân của các tỉnh thành quan tâm, khuyến khích người dân xây dựng.

Ông Thân Xuân Động- Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, Hội đang khuyến khích nhân rộng mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm:

Băng 2: Chúng tôi phối hợp cùng với trang trại nuôi lươn thì chúng tôi tiến tới về lâu dài là chúng tôi cung cấp những con giống cho những hộ nông dân nào mà có nhu cầu nuôi và bên cạnh đó chúng tôi cho vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân của huyện, của tỉnh để mà phát triển mô hình. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng xây dựng sản phẩm Ocop sử dụng từ các lương làm cái sản phẩm sấy, ướp hấp xong rồi ướp gia vị để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời theo hướng có thể xuất khẩu những cái sản phẩm nuôi lươn chất lượng. Về cái sản phẩm này rất là ngon, trong và ngoài Tết thì chúng tôi đã cùng với lại cơ sở xuất được một số sản phẩm giá cũng cao và được khách hàng đánh giá rất là tốt.

Thưa quý vị, hiện nay, trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của các gia đình cho tới quán ăn, nhà hàng, đặc biệt là với những bữa ăn cho trẻ nhỏ, món ăn về lươn đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Do vậy việc áp dụng tốt kỹ thuật, lựa chọn được con giống tốt sẽ giúp cho người nông dân tăng sản lượng, tăng chất lượng để cung cấp cho thị trường. Hiện nay, mô hình nuôi lươn không bùn được đánh giá đạt hiệu quả kinh tế cao, đang mở ra hướng đi mới giúp nông dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, về lâu dài người nuôi cần có sự liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định để mô hình này phát triển bền vững.

Minh Sáng

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học và đọc sách là một trong những phương thức để hoàn thiện nhân cách, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Trong khu vực nông thôn của nước ta, đã từ lâu phong trào học và đọc sách được lan tỏa rộng rãi tới từng người dân, bởi lẽ để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh, tri thứ hóa nông dân được coi là chìa khóa quan trọng. Là người thường xuyên chia sẻ với cộng đồng về ý nghĩa trong những trang sách và lan tỏa tinh thần tri thức hóa nông dân, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa có những chia sẻ ấn tượng nhân ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2023.

Băng

Quỳnh Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Địa phương cần quản chặt hơn mã số vùng trồng

Địa phương cần quản chặt hơn mã số vùng trồng. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục giảm. Trên 8.000ha keo tại Quảng Ngãi có biểu biện chết cây. Đắk Nông xác định nguyên nhân lúa đặc sản tại buôn Choah bị lép hạt, Tàu bốc cháy trên biển, 13 thuyền viên được cứu vào bờ an toàn.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ