| Hotline: 0983.970.780

Nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức về giám sát mã số vùng trồng

Thứ Năm 20/04/2023 , 18:17 (GMT+7)

TP.HCM Nhiều địa phương chỉ mới tập trung mở rộng số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra, giám sát các vùng trồng.

Ngày 20/4, tại TP.HCM, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội nghị “Phổ biến quy định về cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu”. Hội nghị nhằm triển khai văn bản chỉ đạo số 1776 /BNN-BVTV ngày 23/3/2023 của Bộ NN-PTNT về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.

Ông Hoàng Trung cho rằng tiến độ cấp mã số vùng trồng đang quá chậm. Ảnh: Thanh Sơn.

Ông Hoàng Trung cho rằng tiến độ cấp mã số vùng trồng đang quá chậm. Ảnh: Thanh Sơn.

Hội nghị có sự tham dự của khoảng 300 khách mời đến từ các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT, Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật, các sở NN- PTNT, các chi cục trồng trọt và BVTV, trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố, các viện nghiên cứu, các hiệp hội ngành nghề liên quan, đại diện các vùng trồng, cơ sở đóng gói và các đơn vị xuất khẩu.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay, trên toàn quốc có 6.439 vùng trồng tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố đã được cấp mã số xuất khẩu, bao gồm 25 sản phẩm như thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, thạch đen và khoai lang, tập trung xuất khẩu đi 11 thị trường gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan, UAE, Malaysia và Singapore.

Tiến độ cấp mã số vùng trồng hiện đang quá chậm vì mới chỉ có khoảng 500 nghìn ha có mã số vùng trồng.

Mặc dù các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao rào cản kỹ thuật, nhưng nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát các vùng trồng nhằm đảm bảo tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng.

Hiện cả nước mới chỉ có khoảng 500 nghìn ha được cấp mã số vùng trồng. Ảnh: TL.

Hiện cả nước mới chỉ có khoảng 500 nghìn ha được cấp mã số vùng trồng. Ảnh: TL.

Chính vì vậy, để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu xuất khẩu, tất cả các bên liên quan trong chuỗi cần hiểu rõ quy định và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết và quản lý chặt chẽ hơn nữa vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói. Cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu Bộ NN-PTNT ban hành văn bản hướng dẫn số 1776/BNN-BVTV để phân cấp rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên.

Việc thực hiện văn bản 1776/BNN-BVTV sẽ giúp tăng tính minh bạch, trách nhiệm của các bên, giảm thiểu các hành vi không tuân thủ về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, phòng chống hành vi gian lận thương mại và tạo điều kiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ luôn đồng hành cùng các địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan để hướng dẫn thực hiện văn bản này một cách hiệu quả nhằm tăng cường mức độ tuân thủ quy định của các nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất