Diện tích lúa đông xuân thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn rất ít
Diện tích lúa đông xuân thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn rất ít; Ninh Thuận dừng sản xuất vụ hè thu gần 7.600ha; Cam kết xử lý lợn chết, lợn ốm.
Quỳnh Anh | 11:14 29/05/2024
Diện tích lúa đông xuân thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn rất ít
Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 29/5 sẽ có những nội dung chính sau: Diện tích lúa đông xuân thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn rất ít; Ninh Thuận dừng sản xuất vụ hè thu gần 7.600ha do hạn; Cam kết xử lý lợn chết, lợn ốm theo đúng quy định.
Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 29/5/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Logo Nong nghiệp 24h
Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
-
Diện tích lúa đông xuân thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn rất ít
Thưa quý vị và bà con, đến đầu tháng 5, toàn vùngĐBSCL đã thu hoạch dứt điểm vụ đông xuân 2023-2024 trên tổng diện tích xuống giống gần 1,5 triệu ha. Tổng sản lượng lúa ước đạt 10,65 triệu tấn. Điều đáng chú ý là diện tích lúa đông xuân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn ở mức rất thấp, chỉ có hơn 1.200 ha, tập trung chủ yếu ở những nơi nằm ngoài vùng khuyến cáo sản xuất. Diện tích thiệt hại như vậy có thể nói là không đáng kể so với tổng diện tích gieo sạ và đã giảm rất mạnh so với những lần hạn, mặn nghiêm trọng trước đây. Không chỉ lúa, diện tích cây ăn trái bị thiệt hại do hạn mặn năm 2024 ở ĐBSCL cũng rất thấp, chỉ có 955 ha.
- Ninh Thuận dừng sản xuất vụ hè thu gần 7.600ha do hạn
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tùy vào tình hình thời tiết, sản xuất vụ hè thu năm 2024 sẽ triển khai linh hoạt theo 2 phương án. Hiện nay, do tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài nên sản xuất vụ hè thu tổ chức thực hiện theo phương án 1 với diện tích 23.460ha. Diện tích dừng sản xuất là gần 7.600ha. Thời vụ xuống giống kết thúc trước ngày 10/6. Đối với công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, Sở NN-PTNT Ninh Thuận đề ra giải pháp nạo vét, đào mới ao chứa nước, trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để giải quyết thức ăn cho đàn gia súc. Có kế hoạch di chuyển đàn gia súc đến các khu vực thuận lợi về thức ăn, nước uống để ứng phó khi hán hán xảy ra.
- Cam kết xử lý lợn chết, lợn ốm theo đúng quy định
Từ ngày 10 đến ngày 27/5, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện ở nhiều thôn của xã Lâm Thượng huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái với 85 con lợn của 30 hộ mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Trước tình hình này, UBND xã Lâm Thượng đã tăng cường công tác chỉ đạo, huy động các ngành, đoàn thể vào cuộc tuyên truyền các gia đình, hộ chăn nuôi trên địa bàn tích cực phòng, chống dịch bệnh, trong đó thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại hộ chăn nuôi, khuyến cáo các gia đình đảm bảo khu chuồng trại thoáng mát, cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng, nguồn nước sạch để lợn phát triển, hạn chế dịch bệnh. Cùng với đó, Ban chỉ đạo xã còn tổ chức ký cam kết với các hộ chăn nuôi về xử lý lợn chết, lợn ốm chết đúng quy định, cho các hộ giết mổ ký cam kết không giết mổ lợn ốm, lợn chết, lợn mua ở vùng có dịch.
- Tăng thu nhập bằng mô hình trồng rau màu trên nền đất ruộng
Thay vì sản xuất lúa 3 vụ trong năm, thời gian qua có nhiều nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã thực hiện mô hình luân canh giữa lúa và rau màu, nhất là chuyển từ lúa sang trồng rau màu trong vụ hè thu. Với mô hình này, nông dân vừa tiết kiệm được nước tưới, vừa chủ động thích ứng được điều kiện sản xuất bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra, nâng cao hiệu quả trồng trọt và tăng thu nhập. Theo đó, Vụ hè thu năm nay, nông dân tại các quận, huyện ở TP Cần Thơ đã phát triển trồng nhiều loại rau màu trên nền đất ruộng như dưa leo, mướp hương, các loại bầu, bí, cà, ớt, bắp, đậu bắp, đậu nành, khoai lang, dưa hấu, cây mè... Năm nay, nhiều loại rau màu có giá bán khá cao, nhất là các loại rau ăn quả, từ đó giúp người trồng có được thu nhập khá tốt, bà con rất phấn khởi.
- Ngư dân ven biển nuôi ong lấy mật theo hướng VietGAP
Xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng có diện tích rừng ngập mặn trên 450 ha, thuận lợi cho đàn ong sinh trưởng và phát triển. Do đó, chính quyền địa phương đã triển khai dự án hỗ trợ nhóm cộng đồng nuôi ong lấy mật từ rừng ngập mặn. Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã chuyển giao kỹ thuật, tập huấn cho các hộ dân nâng cao năng lực, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ thức ăn cho ong, hỗ trợ quảng bá tiêu thụ sản phẩm… Bên cạnh đó, người dân được hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong theo quy trình VietGAP, cũng như tạo mối quan hệ đối tác sản xuất giữa nhóm cộng đồng và doanh nghiệp tiêu thụ để có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, mô hình này phù hợp với nhu cầu thực tế và có thể lan tỏa ra nhiều địa phương có điều kiện phù hợp trong thời gian tới.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, hiện nay, lĩnh vực chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU tại Việt Nam để gỡ ‘thử vàng’ của EC đang tập trung chủ yếu vào 4 nhóm khuyến nghị gồm: Hoàn thiện khung pháp lý; Tăng cường quản lý tàu cá; Kiểm soát việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; Xử lý tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Tuy nhiên trong 4 nội dung này, Việt Nam mới hoàn thành tốt nhiệm vụ đầu tiên, còn lại đều có hạn chế. Cho biết, lần kiểm tra thứ 5 tới đây của EC, dự kiến trong tháng 9 hoặc 10 là "cơ hội cuối cùng" để chúng ta xóa "thẻ vàng’, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chống IUU của Bộ NN-PTNT chia sẻ về những giải pháp trọng tâm trong giai đoạn từ nay đến khi đón đoàn thanh tra.
Băng:
Bảo Thắng
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 29/5/2024.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục Dự kỳ họp thứ 7 Quốc hội.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội thảo Quốc tế về chăn nuôi, sản xuất sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản. Sau đó, Đi kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Bình Thuận.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam họp Hội đồng thẩm định Trung ương xét huyện nông thôn mới - Huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Sau đó Họp Hội đồng thẩm định Trung ương xét Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thôn mới, TP Vũng Tàu.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đi công tác nước ngoài.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp nghe báo cáo Quy chế chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Làm việc với Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Diện tích lúa đông xuân thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn rất ít
Diện tích lúa đông xuân thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn rất ít; Ninh Thuận dừng sản xuất vụ hè thu gần 7.600ha; Cam kết xử lý lợn chết, lợn ốm.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.
Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.