Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp; Hàng chục nghìn ha rừng Bắc Kạn ở mức cảnh báo cháy cao nhất; Chủ động trữ nước cho mùa khô.
Động vật hoang dã truyền bệnh cho người: Nguy cơ rất gần
Việc tiêu thụ thịt động vật hoang dã làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Xuân Hào | 10:58 26/10/2022
Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang có mặt và là một mắt xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra. Bảo tồn động vật hoang dã là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Việt Nam ta là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học lớn, là ngôi nhà của rất nhiều loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, sự đa dạng quý báu này đang bị đe dọa do mất sinh cảnh, mất rừng và suy thoái rừng, đặc biệt là sự săn bắt, mua bán trái phép động vật hoang dã đang diễn ra phổ biến.
MC 2:
Thưa quý vị, thưa bà con, nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã nói chung đang biến Đi tìm cuộc sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên trở thành một điểm nóng mua bán các sản phẩm này. Việc tiêu thụ thịt động vật hoang dã làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người. Hầu hết người tiêu dùng không nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn mà bản thân họ, người thân và xã hội phải gánh chịu khi mua thịt rừng.
Theo bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, cố vấn quốc gia chống buôn bán động vật hoang dã trái phép của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), những dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gần đây hầu hết có nguồn gốc từ động vật hoang dã lây sang người. Mỗi mắt xích trong quá trình tiếp xúc với động vật hoang dã đều có nguy cơ phát sinh và lây truyền các tác nhân gây bệnh.
[34:40 – 35:54]
“Tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, tần suất xuất hiện dịch bệnh ngày càng nhiều, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều…. tạo ra những bước nhảy từ ĐVHD sang người.”
Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y cho biết, phần lớn các loại dịch bệnh xuất hiện trên người đều có nguồn gốc từ động vật, điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự vào cuộc quyết liệt từ các Bộ, ngành, các địa phương và các đơn vị liên quan để, kiểm soát tốt dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, ngăn chặn hành vi tiêu thụ động vật hoang dã.
[Băng ông Nguyễn Văn Long 1:00:15 – 1:01:23]
“Như chúng ta đã biết, có 60%... thứ 2 là ngành y tế, liên quan đến sức khỏe con người, thứ 3 là các cấp, các bộ ngành liên quan.”
Cũng theo ông Nguyễn Văn Long, để thực hiện tốt công tác bảo vệ động vật hoang dã, thời gian qua, Cục Thú y đã có nhiều văn bản, chính sách và hành động cụ thể để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Băng ông Nguyễn Văn Long 1:02:43 – 1:04:21
“Trong thời gian vừa qua, với vai trò tham mưu cho Bộ NN-PTNT…. đồng thời giao cho các ngành chức năng như ngành kiểm lâm tăng cường quản lý khu nuôi ĐVHD.”
MC 2:
Thưa quý vị, các hoạt động chống săn bắt và buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã đã có được những thành quả nhất định. Những năm gần đây, để giảm áp lực cho các loài hoang dã, hoạt động nuôi động vật hoang dã nhằm mục đích thương mại ngày càng thu hút sự quan tâm, đầu tư của nhiều nông dân trên toàn quốc. Tuy nhiên, nuôi thương mại động vật hoang dã có thể làm tăng nhu cầu các sản phẩm này, gây thêm áp lực lên các quần thể hoang dã, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sự tồn tại của các loài ngoài tự nhiên.
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, hiện nay nước ta có khoảng 8.600 cơ sở nuôi động vật hoang dã với 2,5 triệu cá thể, 300 loài được nuôi. Nhìn chung, phần lớn các cơ sở nuôi động vật hoang dã đã tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý động vật hoang dã nhưng vẫn còn những tồn tại nhất định.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cụ Kiểm lâm, bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động nuôi ĐVHD cũng tiềm ẩn các rủi ro và có nhiều hạn chế. Do đó, khi đầu tư vào hoạt động nuôi ĐVHD, chủ cơ sở nuôi phải nắm chắc quy định pháp luật và chuẩn bị đủ cơ sở, kỹ thuật nuôi để đảm bảo an toàn, lợi ích.
[Băng ông Nguyễn Quốc Hiệu] 2:18:13 – 2:18:38
“Hiện nay chưa có các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật… tránh rủi ro khi nuôi”
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, bảo vệ động vật hoang dã nói riêng và bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung là trách nhiệm của toàn xã hội để bảo vệ hành tinh, bảo vệ sự sống của chính chung ta và những thế hệ tương lai. Buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã là những hoạt động đe dọa đến an toàn của các quần thể hoang dã trong tự nhiên. Chúng ta, cần bảo vệ sự đa dạng quý báu trong lớp sinh quyển mà chúng ta đang có mặt, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ hành vi buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã cần là ưu tiên của toàn cầu. Bên cạnh đó, hành động nuôi thương mại động vật hoang dã cũng cần được kiểm soát chặt chẽ theo những quy định cụ thể để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng, giảm áp lực cho các loài hoang dã trong tự nhiên.
Quỳnh Anh
Động vật hoang dã truyền bệnh cho người: Nguy cơ rất gần
Việc tiêu thụ thịt động vật hoang dã làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Xuân Hào
Các chương trình
Hôm nay, thời tiết trên cả nước khá ôn hòa, đặc biệt tại miền Bắc, trời tiếp tục se lạnh kèm theo sương mù nhẹ vào sáng sớm.