Đưa công nghệ mới vào nông thôn mới

Khắc phục “thẻ vàng” với tinh thần sai sót của địa phương là sai sót của Bộ NN-PTNT; Đánh giá lại tiềm năng để có giải pháp phát triển phù hợp cho Mường Lát; Sau mưa lũ, chuột cắn phá nhiều diện tích hoa màu.

Xuân Hào  | 

Đưa công nghệ mới vào nông thôn mới

Tự động

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã chủ trì cuộc họp lên kế hoạch chi tiết đón tiếp đoàn EC sang kiểm tra về IUU. Thứ trưởng đề nghị các cơ quan chuyên môn rà soát lại quá trình thực hiện, khắc phục 4 khuyến nghị mà EC đưa ra. Qua đó, nắm chắc những mục tiêu trong lần kiểm tra này của phái đoàn Châu Âu. Với tinh thần “sai sót của địa phương là sai sót của Bộ NN-PTNT”, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị cần hướng dẫn kĩ thuật cho các Cục, vụ, doanh nghiệp, riêng các địa phương đón EC, cần có những văn bản hướng dẫn riêng. Ngoài ra, Tổng cục Thủy sản phải xây dựng báo cáo chi tiết về các vấn đề: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm.

Bảo Thắng

  • Đánh giá lại tiềm năng để có giải pháp phát triển phù hợp cho Mường Lát

Tại Hội thảo “Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Mường Lát, Thanh Hóa” ngày hôm qua, nhiều ý kiến cho rằng, Mường Lát có nhiều lợi thế cho phát triển nông, lâm, thủy sản nhưng đây vẫn là huyện nghèo, kinh tế chậm phát triển. Nguyên nhân của những hạn chế này, ngoài yếu tố về điều kiện địa hình, khí hậu còn do một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân còn có tư tưởng trông chờ, tự ti, chưa chủ động, sáng tạo tìm hướng phát triển phù hợp. Do đó, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia nhấn mạnh, cần đánh giá lại tiềm năng lợi thế của huyện Mường Lát một cách bài bản hơn, để đưa các giải pháp công nghệ phù hợp đối với sự phát triển của địa phương.

Trần Quốc Toản

  • Sau mưa lũ, chuột cắn phá nhiều diện tích hoa màu

Lũ tràn về những ngày qua đã khiến những vùng đồng thấp tại tỉnh Nghệ An bị ngập nước. Do đó, chuột dồn về những chân ruộng cao, phá hoại hoa màu của bà con nông dân. Chuột phá nát những thửa ngô đang ngậm sữa, đào bới tứ tung những ruộng lạc đang kỳ chắc hạt, cắn đổ những gốc cà, luống cải bắp. Do đó, dù không bị thiệt hại do mưa lũ thì phần lớn hoa màu của bà con bị chuột hoành hành, cắn phá, nhiều diện tích bị chuột phá hoại lên đến 70%. Để phòng trừ chuột, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, phát động phong trào toàn dân ra quân diệt chuột; nhiều địa phương trích kinh phí hỗ trợ bà con mua chế phẩm diệt chuột sinh học; hỗ trợ bẫy diệt chuột bán nguyệt cho bà con…

Quỳnh Anh

  • Giá cau không ổn định, người trồng cần cân nhắc nếu mở rộng

Thời kỳ đỉnh cao năm ngoái, nhiều hộ dân ở Đắk Lắk đẩy mạnh trồng cau khi giá trái cau tươi có giá lên tới hơn 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ tháng 9 tới nay giá cau rớt mạnh, có thời điểm chỉ còn 15.000 đồng/kg, khiến nông dân và cả những chủ cơ sở thu mua sấy cau trên địa bàn Đắk Lắk đứng ngồi không yên. Các chuyên gia cho rằng, cây cau chưa phải là cây trồng điểm của các tỉnh Tây Nguyên cũng như ở Đắk Lắk. Trồng cau từ trước đến nay vẫn ở mức độ phong trào, trong khi giá cau không ổn định vì phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Chính vì vậy, nông dân cần cân nhắc nếu muốn mở rộng diện tích trồng cau kinh doanh.

Tuấn Anh

  • Gần 300 tỷ đồng cho xây dựng công trình chống sạt lở

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Kè chống sạt lở bờ sông Cái Vồn Lớn và sông Cái Vồn Nhỏ (đoạn từ giáp với sông Hậu đến cầu Đông Thành), xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng. Mục tiêu đầu tư xây dựng nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân; kết hợp công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án, góp phần chống ngập và triều cường, cải thiện môi trường; phát triển thủy lợi kết hợp giao thông, phục vụ xây dựng nông thôn mới và tạo điều kiện giúp địa phương chỉnh trang và phát triển đô thị thị xã Bình Minh lên đô thị loại II, góp phần phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đào Thanh

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới thì yếu tố áp dụng tiến bộ khoa học và sản xuất, kinh doanh là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, xã hội tại khu vực nông thôn. Trong những năm qua, tại nhiều địa phương cho thấy khoa học công nghệ đã góp phần cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Vậy thực chất của vấn đề này như thế nào? Ông Nguyễn Tuấn Anh, chủ nhiệm chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2021 đã có những chia sẻ với Nông nghiệp radio.  

Phạm Hiếu

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 05/10/2022.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Họp Hội nghị Trung ương 6.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dự Hội nghị cấp cao FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về chuyển đổi hệ thống lương thực.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh về IUU.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam họp Hội đồng thi đua khen thưởng của Bộ. Sau đó làm việc với Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp

Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp có buổi lrả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp

Việt Nam.

Tự động

Đưa công nghệ mới vào nông thôn mới

Khắc phục “thẻ vàng” với tinh thần sai sót của địa phương là sai sót của Bộ NN-PTNT; Đánh giá lại tiềm năng để có giải pháp phát triển phù hợp cho Mường Lát; Sau mưa lũ, chuột cắn phá nhiều diện tích hoa màu.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/5/2024: Nâng mức hỗ trợ, khoán bảo vệ rừng hàng năm
Thời sự

Nâng mức hỗ trợ, khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm; Bắc Giang phê duyệt danh mục trồng các loài cây rừng; Bảo vệ rừng tốt hơn nhờ phần mềm Smart.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/5/2024: Nâng mức hỗ trợ, khoán bảo vệ rừng hàng năm
Đề nghị các địa phương ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi
Thời sự

Đề nghị các địa phương ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi; Tập trung nâng cao chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu; Quản lý nông nghiệp bằng bản đồ số.

Đề nghị các địa phương ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi