| Hotline: 0983.970.780

Khoa học công nghệ tạo sức sống mới cho nông thôn

Thứ Hai 03/10/2022 , 19:49 (GMT+7)

'Năng suất của các sản phẩm nông nghiệp rồi sẽ đến giới hạn. Nếu không thể gia tăng năng suất, sản lượng, không còn cách nào khác ngoài nâng cao giá trị nông sản...'.

Đó là điều Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2021 và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 3/10.

Mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã mượn hình ảnh, câu chuyện về trái quýt Unshu của Nhật Bản để khẳng định yếu tố khoa học công nghệ đã tạo ra sức sống mới cho khu vực nông thôn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mượn hình ảnh trái quýt Unshu của Nhật Bản để mở đầu phần phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mượn hình ảnh trái quýt Unshu của Nhật Bản để mở đầu phần phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

“5 năm tới, đất đai cho nông nghiệp sẽ bị thu hẹp để dành quỹ đất, tài nguyên phục vụ cho ngành công nghiệp và hạ tầng của những loại hình dịch vụ, kinh tế khác. Năng suất của các sản phẩm nông nghiệp rồi sẽ đến giới hạn. Nếu không thể gia tăng năng suất, sản lượng, không còn cách nào khác ngoài nâng cao giá trị nông sản”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Do đó, "tư lệnh" ngành nông nghiệp đề nghị các nghiên cứu khoa học phục vụ cho xây dựng NTM trong giai đoạn tới phải song hành cùng Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để chuyển hóa tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

“Mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng NTM không chỉ tập trung vào yếu tố kỹ thuật, mà cần phải gia tăng hàm lượng tri thức đi cùng với yếu tố kinh tế nông nghiệp, yếu tố thị trường nhằm tối ưu giá trị nông sản, giảm giá thành sản xuất cũng như chi phí vật tư đầu vào…”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT lưu ý.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chia sẻ về những thành tựu của Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM đã đạt được trong giai đoạn 201 6- 2021, GS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm Chương trình cho biết, thời gian qua, Chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp kết nối và hiện đại, nông nghiệp sinh thái và bền vững; phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn…

Chương trình cũng đã tạo ra nhiều sản phẩm khoa học thiết thực, nhiều mô hình chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có tính lan tỏa cao. Với 97 quy trình sản xuất và công nghệ mới được chuyển giao, 208 mô hình trình diễn có hiệu quả cùng hàng nghìn trang thiết bị hỗ trợ của các dự án, Chương trình đã góp phần cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung…

“Điển hình trong lĩnh vực trồng trọt, đã giúp tăng năng suất cây trồng 30 - 35% đối với rau màu, 10 - 15% đối với lúa, tăng thu nhập của người dân tham gia dự án trên 25%; nâng cao giá trị sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến 133 - 500 triệu đồng/ha/năm nhờ chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng ở các mô hình liên kết sản xuất”, GS.TS Nguyễn Tuấn Anh thông tin.

z3770748956142_38b2c1fed6f9d70d8574eb277a1f62fb

Khoa học công nghệ đã có đóng góp quan trọng trong chương trình xây dựng NTM những năm qua. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trong chăn nuôi, một số giống cho năng suất và chất lượng tốt được đưa vào sử dụng. Các giống lợn lai có khả năng thích nghi tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Một số giống bò thịt lai 1/2 hoặc 3/4 máu ngoại giúp tăng năng suất và hiệu quả. Ứng dụng rộng rãi các giống gà thả vườn gà đồi, nuôi vịt siêu trứng, vịt siêu thịt, ngan pháp…

Bên cạnh đó, các yếu tố tiêu biểu làm tăng hiệu quả kinh tế với các mức độ khác nhau đã đóng góp vào tổng năng suất tăng thêm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng đóng góp 12,1%; quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM) đóng góp 15,0%; thủy lợi đóng góp 35 - 40%; giống cây mới đóng góp 25 - 30%; giống vật nuôi mới đóng góp 16,8%; phân bón và các biện pháp kỹ thuật khác đóng góp 25 - 30%; quy trình VietGAP đóng góp 12,5%; sản xuất hướng hữu cơ đóng góp 8,7%; công nghệ xử lý chất thải đóng góp 13,0%; sử dụng chế phẩm sinh học đóng góp 6,8%; chế biến (dược liệu) đóng góp 18,8%...

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Hoàng Giang khẳng định, trong giai đoạn vừa qua, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của yếu tố khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang cũng chỉ ra những hạn chế của Chương trình như nội dung một số đề tài, dự án còn tản mạn; chưa tập trung nhiều vào các trọng tâm cấp bách xây dựng NTM; một số vấn đề quan trọng trong khung nội dung Chương trình có số lượng nhiệm vụ nghiên cứu còn hạn chế, thậm chí nội dung về về tích tụ ruộng đất còn chưa có; rất ít đề tài nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong phát triển kinh tế và quản trị xã hội ở các vùng NTM…

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.