Đưa công nghệ nuôi trồng thủy sản mới đến với người dân Nam Định

Những năm qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nhiều lần khảo sát và tổ chức các lớp tập huấn để giới thiệu những công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản đến người dân.

Đinh Mười  | 07:35 20/12/2023

Đưa công nghệ nuôi trồng thủy sản mới đến với người dân Nam Định

Tự động

Đưa công nghệ nuôi trồng thủy sản mới đến với người dân Nam Định

Xin kính chào…

Thưa quý vị và bà con, tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng phát triển ngành thủy sản bền vững, với diện tích đất nuôi trồng hơn 17.000ha, có 72km bờ biển với hệ sinh tháibãi bồi ven biển đa dạng, phong phú. Các đối tượng nuôi đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao, trở thành sản phẩm chủ lực như tôm thẻ chân trắng, ngao và cá biển.

Những năm gần đây, phương thức nuôi đã được chuyển dần từ nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Việc ứng dụng khoa học cộng nghệ trong nuôi trồng thủy sản, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã giúp cho người dân cải thiện được hiệu quả kinh tế.

Tuy vậy, cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này đang phải đối mặt với một số vấn đề thách thức và khó khăn như: quản lý quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nguồn giống thủy sản, ô nhiễm môi trường,… đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.

Ông Ngô Văn Tuyên, một người dân nuôi trồng thủy sản tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định chia sẻ:

(Trích băng ghi âm ông Tuyên)

Là lãnh đạo xã, đồng thời cũng là người có thâm niên trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương, hơn ai hết ông Ngô Đức Dũng – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Giao Thiện là một trong những người hiểu rõ nhất về những khó khăn thách thức trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương đang gặp phải. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Dũng bày tỏ:

(Trích băng ghi âm ông Dũng)

Từ thực tế này, để giúp người dân và địa phương về lĩnh vực công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, những năm qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nhiều lần khảo sát rồi tổ chức các lớp tập huấn để giới thiệu những quy trình công nghệ mới đến người dân.

Mới đây nhất, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tập huấn, giới thiệu 3 nội dung, quy trình nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao bao gồm: Quy trình nuôi rạm thương phẩm bằng giống nhân tạo; quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng vụ đông đạt năng suất cao trong nhà bạt; quy trình nuôi thương phẩm cá bống bớp toàn đực trong ao đầm nước lợ và hướng dẫn một số nội dung về con giống, thức ăn cho thủy sản nuôi.

Các nhà khoa học đã hướng dẫn người dân các khâu rất cụ thể quy trình, các bước để nuôi 3 loài thủy sản nói trên như: nguồn nước, chuẩn bị ao nuôi, cải tạo ao nuôi, chọn và thả giống, quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn và cách cho ăn, cách theo dõi sự sinh trường, các loại bệnh, cách phòng trừ bệnh và kinh nghiệm thu hoạch.

Ông Mai Đăng Nhân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định chia sẻ:

(Trích băng ghi âm ông Nhân)

Thưa quý vị, qua buổi tập huấn của Viện nghiên cứu hải sản, từ người dân cho đến lãnh đạo các phòng ban, đơn vị tham dự của địa phương đều tỏ ra rất hào hứng, phấn khởi, nhiều người xin số điện thoại các nhà khoa học để giữ liên lạc, có người mạnh dạn đề xuất có thêm các lớp tương tự trong thời gian tới, giúp người dân nắm bắt thêm kiến thức để ứng dụng vào thực tế, khắc phục những khó khăn đang gặp trong nuôi trồng thủy sản.

Tự động

Đưa công nghệ nuôi trồng thủy sản mới đến với người dân Nam Định

Những năm qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nhiều lần khảo sát và tổ chức các lớp tập huấn để giới thiệu những công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản đến người dân.

Đinh Mười

Tin liên quan

Các chương trình

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Kiến thức

Việc chủ động thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế, áp dụng các phương pháp canh tác thích ứng là hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện nay.

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Kiến thức

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm luôn đối mặt với nhiều rủi ro, từ rủi ro về môi trường, rủi ro bởi dịch bệnh đến rủi ro về giá cả.

Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm