Đưa lúa gạo vùng Tứ giác Long Xuyên vươn xa

Tại ĐBSCL, vùng Tứ giác Long Xuyên chính là 'vựa lúa trong vựa lúa'. Để tiếp tục phát huy thế mạnh này, ngành nông nghiệp đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thành vùng sản xuất nguyên liệu lúa gạo tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Trung Chánh  | 

Đưa lúa gạo vùng Tứ giác Long Xuyên vươn xa

Tự động

Đưa lúa gạo vùng Từ giác Long Xuyên vươn xa

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Tầm nhìn nông nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, tại ĐBSCL - vựa lúa lớn nhất nước ta – vùng Tứ giác Long Xuyên chính là “vựa lúa trong vựa lúa”. Nằm trên địa phận ba tỉnh, thành Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ, Tứ giác Long Xuyên xưa là một vùng đất bao la với toàn đồng khô cỏ cháy, phèn mặn mà giờ đây đã trở nên trù phú, mang lại cuộc sống ấm no cho bà con nông dân. Và để tiếp tục phát huy thế mạnh của vùng đất này, ngành nông nghiệp đang tập trung đầu cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu lúa gạo quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến tại Tứ giác Long Xuyên trên cơ sở liên kết sản xuất bền vững giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo và hình thành chuỗi liên kết sản xuất bền vững, thông qua Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT đã quyết định đầu tư 77 tỷ đồng Đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên. Theo đó, công trình sẽ đầu tư 5 tuyến đường giao thông kết nối vùng nguyên liệu với các trục giao thông chính, có tổng chiều dài hơn 35 km trên địa bàn hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, xây dựng mới 5 trạm bơm kết hợp cống điều tiết đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 2.000 ha lúa của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Là địa phương được thụ hưởng lợi từ dự án, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh khẳng định, việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong vùng Tứ giác Long Xuyên là hết sức cần thiết, không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo mà còn phát triển mạng lưới giao thông, tiêu thụ nông sản hiệu quả.

Băng (ông Lê Quốc Anh)….

MC 2:

Chia sẻ về các hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển chuỗi liên kết quá gạo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, nhiều năm qua, ngành nông nghiệp đã xác định tập trung đầu tư vào các vùng nguyên liệu đạt chuẩn để đảm bảo lưu thông trong nước và xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ nhằm đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị cạnh tranh của nông sản.

Băng TT Nam 1

MC 2:

Cũng theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Dự án Đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên được triển khai nhằm hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lúa gạo quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao tại các hợp tác xã. Thúc đẩy mối liên kết, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu lúa gạo với diện tích trên 192.000 ha, trong đó tỉnh Kiên Giang là 52.000ha và An Giang hơn 14.000 ha. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo. Đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu lúa gạo phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân trồng lúa tại vùng Tứ Giác Long Xuyên.

Băng Thứ trưởng Trần Thanh Nam

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Tứ giác Long Xuyên có diện tích tự nhiên hơn 498.000 ha. Mỗi năm, vùng đất này sản xuất ra từ 5-6 triệu tấn lúa hàng hóa, đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng lúa của ĐBSCL. Việc được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ giúp vùng nguyên liệu lúa gạo trong điểm này phát triển sản xuất hiệu quả, lưu thông hàng hoa thuận tiện, thúc đẩy chuỗi liên kết giá trị bền vững giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhằm mang lại giá trị gia tăng cho cả người trồng lúa, Tổ chức nông dân và các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi ngành hàng.

Trung Chánh thực hiện

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Việt Nam đã cam kết Net Zerovào năm 2050. Đây là một cam kết táo bạo, cần sự chung tay từ các quốc gia phát triển trên toàn thế giới, trong đó Liên minh Châu Âu - EU được nhắc đến với vai trò đi đầu trong nỗ lực chuyển đổi nền kinh tế xanh. Chia sẻ về nội dung này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, phát triển nông nghiệp gắn với tăng trưởng xanh là hướng đi mà Việt Nam luôn hướng tới. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp xanh còn rất nhiều khó khăn và thách thức, cần nhiều hướng đi và kinh nghiệm quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của EU. Bộ trưởng mong muốn EU hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện chuyển đổi nông nghiệp sinh thái, thông qua nâng cao năng lực, thí điểm và nhân rộng truy xuất nguồn gốc điện tự gắn với theo dõi dấu chân các bon, dán nhãn các bon một số ngành hàng chủ lực có tỷ trọng xuất khẩu sang EU cao.

MC 2: tin 2

HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa thông qua nghị quyết về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với quan điểm phát triển hài hòa giữa văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, xanh, thông minh, có bản sắc và đáng sống vào năm 2045. Tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng sẽ trở thành thủ phủ xanh của Việt Nam với 4 yếu tố phát triển chính: kinh tế xanh, thành phố xanh, môi trường xanh, năng lượng và công nghiệp xanh.

MC 1: tin 3

Theo thống kê, toàn tỉnh Gia Lai hiện đã có trên 233.500 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic… chiếm trên 40% tổng diện tích gieo trồng của tỉnh. Tuy nhiên theo ông Trần Xuân Khải - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Gia Lai, thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay, tình trạng sử dụng thuốc BVTV hóa học trên cây trồng của tỉnh đang ở mức cao. Việc sử dụng và lạm dụng thuốc BVTV hóa học nếu không được khắc phục sẽ dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường, sức khỏe con người. Ngoài ra, việc này còn dẫn tới tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại, tăng giá thành nông sản, giảm lợi nhuận của nông dân, thu hẹp thị trường tiêu thụ nông sản… Do vậy, việc sử dụng thuốc BVTV sinh học trong sản xuất được xem là sự lựa chọn thông minh.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Đưa lúa gạo vùng Tứ giác Long Xuyên vươn xa

Tại ĐBSCL, vùng Tứ giác Long Xuyên chính là 'vựa lúa trong vựa lúa'. Để tiếp tục phát huy thế mạnh này, ngành nông nghiệp đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thành vùng sản xuất nguyên liệu lúa gạo tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Trung Chánh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023
Thời sự

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023; Xác định nguyên nhân tôm chết bất thường; Hơn 2.500 tàu cá hết hạn giấy phép khai thác thủy sản.

Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới vụ hè thu
Thời sự

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới vụ hè thu; Nỗ lực tìm kiếm 10 thuyền viên mất tích trên biển; Hà Tĩnh chuẩn bị vào cao điểm thu hoạch lúa xuân.

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới vụ hè thu